My Country
GÓC SUY NGHĨ CUỐI TUẦN: LÀM TỪ THIỆN CÓ KHÓ KHÔNG???
Những ngày đầu tiên thực hiện dự án Bánh mỳ Saigon 0đ, một người anh lớn kiêm thầy giáo của mình đã nhắn “Làm người tốt đã khó, làm việc tốt còn khó hơn”. Càng ngẫm càng thấy điều anh nói thực sự rất đúng!
Mình chưa bao giờ và cũng không bao giờ mong muốn trở thành một nhà từ thiện chuyên nghiệp (professional philanthropist) dù trước đó thỉnh thoảng cũng đã chủ trì vài dự án tình nguyện dưới danh nghĩa cá nhân hoặc CSR dưới danh nghĩa doanh nghiệp; mình chỉ là một người bình thường muốn làm điều gì đó tốt lành, dù nhỏ bé, cho những người xung quanh mình. Và trong bài viết này, xin chia sẻ đôi điều suy nghĩ về chuyện làm từ thiện.
Nhiều người nghĩ rằng khởi tâm làm một điều tốt lành cho cộng đồng, cho xã hội thì có chi mà khó. Đúng, suy nghĩ tốt đẹp khởi phát trong tâm mỗi người là rất dễ vì bản chất con người là hướng thiện, nhưng chuyển hoá những suy nghĩ đó thành hành động thiện lành cụ thể - kịp thời và hiệu quả là một câu chuyện không hề đơn giản, đặc biệt là khi bạn kêu gọi sự chung sức của nhiều người.
1. Cái khó thứ nhất, đó là ở Việt Nam, chưa có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh để hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể chi tiết cho hoạt động từ thiện từ xuất phát từ cá nhân ngoài Nghị định 64/2008/NĐ-CP và vỏn vẹn điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định các cá nhân, tổ chức có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện công việc nhất định, bao gồm việc từ thiện. Và những gì nhà nước không cấm thì người dân được phép làm, mà trăm hoa đua nở, mỗi người tự phát làm theo một cách riêng, theo lý trí và trong nhiều trường hợp là theo cảm tính; mà cảm tính là mảnh đất màu mỡ cho những sai sót.
2. Cái khó thứ hai, đó là việc tổ chức và điều hành một dự án từ thiện, nếu muốn hiệu quả, về bản chất, vất vả không kém gì việc vận hành một doanh nghiệp hoàn chỉnh, có khác chăng thì đó là một doanh nghiệp phi lợi nhuận - có thu, có chi, có quy trình chặt chẽ. Dù bạn làm Bếp từ thiện hay Bánh mỳ Saigon 0đ thì bạn đều phải tổ chức Gây quỹ (Fund-raising), Quản lý ngân sách (Budgeting), Thu mua (Purchasing), Tổ chức chuỗi cung ứng (Logistics), Huy động và quản lý nhân sự (Human Resources), Truyền thông (Media), Lập kế hoạch (Planning) và đặc biệt, Giám sát (Supervising) và Báo cáo (Reporting). Mọi hoạt động đó diễn ra song song và chịu nhiều áp lực về tính bức thiết của thời gian, rất nhanh và dồn dập. Và những kỹ năng đó, không phải ai cũng có hoặc đã biết từ trước. Có thể bạn chưa biết rằng Làm từ thiện ở nước ngoài là một Nghề (Job for Living), được đào tạo bài bản trong trường lớp; thậm chí CEO của các tổ chức từ thiện đa quốc gia còn hưởng lương cao ngất ngưởng chứ họ không hề làm không công như ta nghĩ; tiền quyên góp được họ trừ hết chi phí vận hành trước sau đó mới phân bổ vào các dự án từ thiện.
3. Cái khó thứ ba và lớn nhất, đó là sự MINH BẠCH, là chiến đấu lại chính tham- sân- si trong mỗi con người để tự bảo vệ danh dự của chính mình. Ở một đất nước mà khủng hoảng nào thì cũng đã kết thúc, chỉ có khủng hoảng niềm tin là vẫn kéo dài thì Minh Bạch - Minh Bạch và Minh Bạch luôn là vấn đề sống còn gắn liền với danh dự và uy tín của những người làm từ thiện. Mọi chuyện chỉ đơn giản nếu như 100% nguồn lực là của bạn, tiền từ túi bạn và người làm là người thân, bạn bè hay nhân viên của bạn, sẽ không ai có quyền đòi bạn sao kê cả. Còn khi bạn đã nhận, dù chỉ 100đ từ người khác, tức là bạn đã nhận một trách nhiệm rất lớn trước cộng đồng. Dù có là ngôi sao hạng A hay là bần nông hạng bét như Hoàng Huy thì cũng đừng có nói câu “Anh/Chị không tin em ah?”. Người Việt cực kỳ hay dùng câu đó để chặn đứng nghi ngờ của đối phương. Cá nhân mình quan niệm, niềm tin chỉ có giá trị khi nó được trân trọng và bảo vệ bằng những nguyên tắc. Về luật, chỉ cần người ta góp cho bạn 100đ trong số vài trăm tỷ mà bạn nhận được, người ta vẫn có quyền yêu cầu bạn phải báo cáo, giải trình việc bạn đã dùng số tiền đó làm gì, có đúng như cam kết không đã công bố không (Khoản 1 điều 568 Bộ luật Dân sự 2015)? Ví dụ, bạn kêu gọi tiền để ủng hộ miền Trung lũ lụt, để cứu đói kịp thời cho dân thì 100% số tiền đó phải được phục vụ cho mục đích đó, tại thời điểm đó chứ không thể dùng để xây lớp học hay lắp đặt bình nước ở miền Tây được. Đó là vi phạm pháp luật, dù bản chất vẫn là việc tốt. Nếu người góp tiền không đồng ý, họ có thể khởi kiện bạn và đòi hoàn trả lại tiền (kể cả là 100đ) vì không làm đúng theo nội dung uỷ quyền, căn cứ khoản 2 điều 568 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, cách tốt nhất để không phạm sai lầm và tự bảo vệ mình, đó là luôn công khai và đặt hoạt động mình đã kêu gọi dưới sự giám sát của xã hội. Cây ngay không bao giờ sợ chết đứng, mà cây đang đứng thì không bao giờ sợ chết ngay nếu minh bạch từ đầu. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm gì khuất tất mà không ai biết, muốn không ai biết, tốt nhất đừng làm.
Quay trở lại câu chuyện của Startup Bánh mỳ Saigon 0đ, ngay khi quyết định rằng cần phải dùng uy tín cá nhân để kêu gọi anh em bạn bè gần xa, người quen người lạ chung sức giúp đỡ Saigon, mình đã làm ngay lập tức một số việc dưới đây.
Bước 1: Lập tức di dời toàn bộ tiền cá nhân ra khỏi tài khoản nhận ủng hộ để đảm bảo tài khoản trắng và không ảnh hưởng đến quá trình bạch hoá sau này. Sẽ không có chuyện vì trong đó có tiền lương của tôi nên tôi không thể sao kê. Sao kê online công khai 24/7 ai muốn xem cũng được, không cần phải đòi.
Bước 2: Phân công rõ ràng: người kêu gọi, người nhận tiền và mua hàng. Tiền chỉ đi vào theo một luồng và chỉ ra theo một luồng có thể kiểm soát (chỉ chuyển tiền đến 1 tài khoản duy nhất phục vụ cho việc mua hàng) và người nhận tiền chịu trách nhiệm công khai số hàng hoá đã mua tương ứng với số tiền đã nhận.
Bước 3: Tuyệt đối không rút tiền mặt trong mọi tình huống.
Bước 4: Báo cáo định kỳ về số tiền nhận được, sao kê chi tiết ngay khi có thể.
Bước 5: Khi bắt buộc phải sử dụng tiền mặt trong hoạt động cứu trợ, phải cất tiền cá nhân ở một chỗ riêng, tránh sơ ý tiêu nhầm 1 đồng tiền từ thiện trả 10 đời chưa hết.
Bước 6: Lập văn bản uỷ quyền: Nếu tôi gặp sự cố trong quá trình làm từ thiện, ai sẽ là người được tiếp cận số tiền đang có trong tài khoản này; tiền đó hoàn toàn là tiền từ thiện - không phải di sản cá nhân của tôi để thừa kế trong tình huống xấu nhất
Bước 7: Không kêu gọi “Anh chị hãy tin em” mà kêu gọi “Anh chị hãy cùng giám sát việc em làm, và mở lòng góp ý chân tình cho em những gì em làm chưa tốt hoặc cần cải thiện. Anh chị hãy thực sự từ thiện cùng em, đi cùng em, làm cùng em, dù trực tiếp hay gián tiếp”
Có người nói rằng những người làm từ thiện mùa dịch này là làm màu, mình không hề giận họ, mà thay vào đó, mình thương họ, vì họ đã mất mát quá nhiều niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời này, vì họ đã quá sợ hãi trong vỏ ốc ích kỷ của bản ngã để nhận ra rằng không ai đánh đổi mạng sống của mình ra để “làm màu” cả. Nhưng cũng đúng, mình và tất cả các bạn tình nguyện viên Bánh mỳ Saigon 0đ hàng ngày chịu rủi ro phơi nhiễm, đến gần với những người bị xã hội bỏ quên để làm màu, một màu duy nhất, màu của tình yêu thương luôn ngập tràn ở đất Saigon.
Làm từ thiện, khó, rất khó, nhưng mình sẽ vẫn làm với tất cả trí huệ, trái tim và sự tin yêu của anh em bạn bè và cả những người xa lạ đã phó thác nơi mình; làm theo cách để tối nào cũng có thể ngủ ngon trong an lành - thực ra có mỗi một cách thôi: Tử Tế.
#BanhMySaigon0đ #TransparencySavesYou
ĐỪNG BỘI BẠC!
Tôi là người không quan tâm nhiều đến bóng đá, rảnh thì xem không rảnh thì thôi, nhưng tối qua đúng lúc mở TV lên thì có phần bình luận sau trận đấu Vietnam - Indonesia trên kênh VTV6, trong đó bình luận viên Quốc Khánh đã có một lời nói, mà theo tôi là vô văn hoá, đó là giả vờ gọi điện cho thủ môn Văn Lâm “hãy sang ngay Manila, bên đó đang rất cần người” để chủ ý “dìm” thủ môn Bùi Tiến Dũng - chắc là vì bạn ấy đã để lọt lưới một bàn trong trận đấu tối qua (tôi đã không xem). Một sự so sánh vô duyên chưa từng có!
Tôi thật sự khinh bỉ BLV này từ đó dù tôi không phải là fan hâm mộ của cả Bùi Tiến Dũng hay Văn Lâm; và tôi tin một lúc nào đó lỡ Văn Lâm hay Quang Hải hay Xuân Trường chẳng may thất bại, anh ta cũng sẽ mang ra bỡn cợt như một trò đùa hạ đẳng.
Chắc là không có kịch bản trước, nhưng lời nói - việc làm không-thể-chấp-nhận được của BLV Quốc Khánh trên sóng truyền hình quốc gia, một cách vô thức để bộc lộ một nét tính cách xấu xí của không ít người Việt: tung hô khi bạn chiến chiến thắng, nhưng cũng chính họ sẽ dìm bạn chết nếu như một lúc nào đó bạn gặp thất bại.
Những người lớn tiếng nhất chửi rủa Bùi Tiến Dũng tối qua, tôi tin, chắc cũng chính là những người đã hò reo, tung hô anh sau “huyền thoại tuyết trắng Thường Châu” của đội tuyển U23 năm ngoái. Nào là chàng trai vàng, nào là đủ các mỹ từ đẹp đẽ nhất; nhưng chỉ một giây thôi, họ đã quên, quên sạch, quên hết, và quên luôn đạo đức tối thiểu cần phải có của một người hâm mộ chân chính: đừng bội bạc.
Bóng đá là một môn thể thao đỉnh cao, dù có là những huyền thoại thế giới thì cũng không thể trọn đời bất bại. Cuộc sống cũng như vậy, chẳng ai đứng mãi được trên đỉnh vinh quang. Ai dám nói là cả đời tôi sẽ toàn thành công??? Các cầu thủ họ sẽ chỉ có thể cống hiến hết mình nếu như họ biết được đằng sau họ là sự ủng hộ nhiệt thành của những người hâm mộ. Ủng hộ khi thành công, và sẻ chia cả khi thất bại.
Nếu không là lý do vi phạm đạo đức, không là bán độ - bán danh dự quốc gia, không tự sút vào lưới nhà, thì ai cho BLV Quốc Khánh cái quyền cười cợt, lấy nỗi buồn của một cá nhân cầu thủ ra làm trò đùa trên sóng truyền hình trước hàng triệu người xem. Thật sự là rẻ tiền!
Rất nhiều năm đi học ngay cạnh một sân vận động của một đội bóng lớn của giải ngoại hạng Anh, tôi chẳng biết tên một cầu thủ nào hết; nhưng tôi ngưỡng mộ tinh thần thể thao cao thượng của những cổ động viên. Họ nhảy múa hát ca hò reo khi đội nhà chiến thắng; nhưng khi thua, không một lời trách móc, chửi rủa hay đổ lỗi, họ nắm tay nhau lặng lẽ đi về, nhiều khi là trong nước mắt. Họ yêu và cháy hết mình vì tình yêu bóng đá, và trung thành trong tình yêu với đội tuyển mà họ đã lựa chọn.
Bùi Tiến Dũng, còn rất trẻ, điều không may lớn nhất của em là tiếp xúc với hào quang của thành công khi còn quá sớm để hiểu rằng truyền thông và một bộ phận không nhỏ cái gọi là “người hâm mộ” ở nước ta là như vậy đấy, lá mặt lá trái và nhanh quên. Nhiều khi ở thẳm sâu trong nỗi đau buồn của sự thất bại nhất thời, người ta không cảm thấy tổn thương bằng sự quay lưng lạnh lùng của những người đã từng hò reo, và bằng mọi cách ăn theo vinh quang của người chiến thắng. Tôi luôn trân trọng tài năng của em và biết ơn em vì những gì em đã cống hiến cho đất nước và người hâm mộ.
Chúng ta muốn có một đội tuyển đẳng cấp khu vực và quốc tế, thì trước hết chúng ta phải là những người hâm mộ có một đẳng cấp đạo đức. Hãy sang lên trong cách thưởng thức thể thao, nói lời hay suy nghĩ đúng!
Bóng đá thì có lúc thắng lúc thua, không sao cả, nhưng nhân cách của con người thì không thể lúc trắng lúc đen được; thế nên làm ơn Đừng Bội Bạc!
P.S. : Cá nhân tôi sẽ tẩy chay không bao giờ xem một chương trình nào có BLV Quốc Khánh dẫn nữa vì thật là phí thời gian khi xem một người có suy nghĩ lá mặt lá trái như vậy trên sóng truyền hình. Người như thế thì làm người tử tế còn khó chứ truyền hình nào make up nổi một nhân cách xuống cấp. Và VTV còn sử dụng Quốc Khánh thì sẽ còn tiếp tục mất đi khán giả xem truyền hình. Khinh bỉ!
#MyCountry#Seagames30#NeedAnApology
AI THÔNG MINH HƠN VIETNAM AIRLINES?
Hôm nay nhân chuyến bay VN662 từ Singapore về Vietnam, tôi mới được tận mục sở thị sự thông minh và tầm nhìn xa của những người làm chính sách thương mại Vietnam Airlines khi “sáng tạo” ra hạng vé không bao gồm hành lý ký gửi đang được thí điểm áp dụng cho chặng bay từ SIN- HAN, cái mà họ coi là bước tiến trong cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Hãng đã có vẻ thông minh, nhưng một số hành khách Việt Nam lại còn “minh thông” hơn: ra sức tranh thủ nhồi nhét hành lý xách tay, và chia ra vô số bị bọc, túi xách lỉnh kỉnh các kiểu để né không phải mua hành lý ký gửi (vốn dĩ là luôn bao gồm trong giá vé của một hãng hàng không truyền thống). Và kết quả là các bạn tiếp viên (toàn nữ) chạy mướt mồ hôi cũng không tìm được đủ chỗ trống để cho khách để hành lý xách tay. Hơn 15 phút sau khi boarding, khách lên đủ, vẫn còn khá nhiều hành lý vẫn ngổn ngang dọc lối đi, lộn xộn không kém gì chợ Long Biên giờ cao điểm. Tàu bay không thể lăn ra khỏi chỗ đỗ. Khách hàng thì khó chịu, vì trong vé của họ đã bao gồm một kiện hành lý xách tay tối đa 12kg, vậy mà những người lên sau không có chỗ để vì tất cả các overhead compartment đều đã chật kín. Chỉ tội các bạn tiếp viên, xoay sở mang vác ngược xuôi cũng không đủ chỗ. Tôi giúp một vài bạn tiếp viên tìm chỗ nhét những cái vali xách tay mà còn lâu mới là 12kg mà không khỏi ái ngại. Với mức lương chỉ quãng 10 usd/giờ bay mà mệt còn quá bellman ở các khách sạn và chưa chắc đã nhận được sự cảm thông của hành khách. Một số thành phần chân tay đầy đủ nhưng tàn tật về nhận thức, thích làm ông - làm bà trong khi tư cách chỉ đủ làm con, còn coi như việc bê vác hành lý nghiễm nhiên là của tiếp viên.
Cuối cùng, tổ bay phải gọi nhân viên mặt đất lên, mở hầm hàng bụng máy bay, để chuyển bớt một số hành lý đáng lẽ là xách tay xuống thành ký gửi để đảm bảo chuyến bay có thể cất cánh.
Hầm hàng của máy bay, không phải giống như cái cốp của xe đò mà muốn mở là mở; cần phải có băng chuyền tải lên và nhân sự vận hành. Chưa kể là một số món đồ giá trị hay đặc thù như sạc pin dự phòng, theo khuyến cáo của hãng là phải để trong hành lý xách tay, không được ký gửi. Lúc này ai kiểm soát được là khách họ sẽ nhớ lấy ra khỏi vali xách tay, ai sẽ chịu trách nhiệm khi khách báo mất một số đồ giá trị họ đã chủ ý để trong xách tay nhưng nhờ sự thông minh của hãng, giờ lại thành ký gửi. Việc chậm trễ của chuyến bay tại một sân bay bận rộn bậc nhất thế giới như Changi vì một lý do ngớ ngẩn như vậy hoàn toàn có thể làm mất slot cất cánh do phải xếp hàng lại trên đường taxi - nếu vào trúng khung giờ cao điểm. Thiệt hại từ một số phát sinh như tôi đã nêu ở trên chắc chắn ảnh hưởng tới khách hàng và tổn thất lớn hơn nhiều mấy đồng bạc lẻ mà Vietnam Airlines kiếm được từ việc quản trị tận thu (Yield Management) các hạng vé không bao gồm hành lý kí gửi.
Chính sách thương mại nào khi cũng phải cân bằng được việc tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp với khả năng triển khai trên thực tế. Với một tuyến bay như SIN - HAN, liệu đã có thống kê chính thức nào cho việc có bao nhiêu % khách không có nhu cầu ký gửi hành lý trước khi ra quyết định? Đã có triển khai chặt chẽ với bộ phận mặt đất về việc kiểm soát trọng lượng/ số kiện hành lý xách tay chưa? Thực tế là tôi đã check-in online, qua quầy in boarding pass và ra thẳng máy bay mà chưa gặp ai hỏi về số kiện hành lý xách tay mang theo (mặc dù tôi có hạn mức kí gửi nhưng không sử dụng). Và với đối tượng khách hàng của Vietnam Airlines, ở một sân bay tiện nghi tiện nghi nhất thế giới như Changi, thì chuyện khách vào khu miễn thuế mua sắm dăm ba túi hàng xách lên máy bay cũng là dễ hiểu. Vậy phải chăng Vietnam Airlines đã tham bát bỏ mâm và có phần vội vã khi triển khai chính sách này?
Vietnam Airlines mỗi ngày vẫn khai thác hàng trăm chuyến bay trong nước cũng như quốc tế; mồ hôi của tiếp viên - phi công - mặt đất ngày đêm vẫn không ngừng đổ bất kể nắng mưa để kiếm về từng đồng lợi nhuận cho hãng; nhưng có lẽ, ở một căn phòng máy lạnh sang trọng nào đó, phải chăng một số người chỉ còn đang quan tâm đến chuyến hạ cánh cuối cùng của mình cuối năm nay, ngắm xem “sân bay” nào đẹp, đáp thế nào cho êm mà quên đi rằng nhân viên của mình khóc không thành tiếng từng ngày từng giờ vì những bất cập tai hại từ những chính sách chẳng đâu vào đâu từ cấp trên.
Vì sự ưu ái của một khách hàng trung thành xưa nay vẫn dành cho Vietnam Airlines, cá nhân tôi sẵn sàng mua vé ở một mức giá cao hơn một chút so với các hãng khác, để lứa lãnh đạo tương lai của hãng ngoài chuyện hoàn thiện đội tàu hiện đại, thì chịu khó đi học bổ sung vài khoá “Leadership Ethics” (Đạo đức lãnh đạo) phòng khi mấy khoá MBA vì thiếu ngân sách đã cắt bỏ môn này.
Vietnam Airlines hôm nay lại gợi tôi nhớ câu chuyện với Bố nhiều năm trước. Ngày xưa, hồi còn chưa được ăn đủ i ốt, có một lần tôi lơ ngơ hỏi Bố: “Sao Bố không muốn con vào cơ quan Bố nối nghiệp?” Bố tôi chỉ cười và hỏi “Con là con gì?”. “Con là con người, bố hỏi buồn cười nhỉ?”. “Nếu là con người thì con không làm được đâu, tìm một công ty nước ngoài, công ty tư nhân hoặc tự lập một công ty tử tế mà làm. Chứ làm lãnh đạo của một công ty nhà nước chỉ việc móc dầu lên từ thềm lục địa, hay chỉ việc lấy điện từ lưới điện quốc gia để bán độc quyền thì chỉ cần là một con dê là làm được rồi.” “Sao lại là con dê ạ?” “Vì con dê nó không cần nghĩ gì cả, chỉ ăn thôi, và nó đi đến đâu thì gặm cỏ đến tận gốc, đến cỏ dại cũng không mọc lại với cái kiểu ăn của loài dê.”.
Một lần nữa, Bố tôi lại nói thật!
NGÔI CHÙA NÀO CHO CHÚNG TA?
Hôm qua báo Lao Động “biểu dương” một start-up bắt vong đang rất ăn nên làm ra ở chùa Ba Vàng, mình quyết định viết nốt bài viết này, một bài viết dang dở từ Tết mà không post vì nghĩ rằng tín ngưỡng là cõi riêng của mỗi người, vì theo nguyên tắc sống tôn trọng đa dạng sự khác biệt, mình hiếm khi nhắc tới vấn đề này.
Vong nhận tiền qua.......chuyển khoản, vong nhận tiền qua....... trả góp, không có tiền giải vong thì chấp nhận làm không công mà vẫn xếp hàng xếp lối để được nộp tiền cho vong; thì quả thật vừa đáng giận vừa đáng thương cho những đám đông mù quáng.
Đó là không gì hơn là một hình thức nô lệ tâm linh thời hiện đại để cho những kẻ mạo danh tôn giáo trục lợi một cách bẩn thỉu. Cửa chùa dưới bàn tay của những kẻ tham lam từ bao giờ đã biến thành Công ty TNHH Một thành viên khai thác hình ảnh Phật???
Bản thân những người theo Phật Giáo đều biết Đức Phật có dạy rằng
“Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng đến tương lai
Quá khứ đã không còn
Tương lai thì chưa đến
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại”
(Trích Kinh Người biết sống một mình)
Thật vậy, với cá nhân mình, cuộc sống hiện tại tự thân nó đã là một thứ tôn giáo hiện sinh nguyên sơ và hoàn chỉnh nhất với đầy đủ những quy luật, tưởng rất phức tạp nhưng lại vô cùng giản đơn. Có gieo ắt có gặt. Mọi tôn giáo chính thống dù giáo lý, thờ tự có khác biệt, sau cùng vẫn gặp nhau ở chân lý: hãy tập sống thiện lành và trân trọng cuộc sống mà ta đang có.
Mình cũng hay đi chùa, không phải để cầu thăng quan tiến chức hay kiếm được nhiều tiền - vì những thứ đó đều phải từ nỗ lực tự thân chứ chẳng thể kêu cầu được; mà chỉ mong muốn nguyện cầu chút sức khoẻ, an bình cho người thân - những vấn đề nằm ngoài sự cố gắng của bản thân. Mình cũng đôi lần ăn chay hay nhịn ăn vài ngày một tháng, không phải vì lý do tôn giáo, mà chỉ để nhắc nhở bản thân trân trọng cơm ăn áo mặc mà mình đang có và thông cảm với những người còn đang thiếu thốn hơn. Hiểu và thương, hiểu càng rộng để thương càng sâu.
Chúng ta hãy thôi tự hỏi vì sao mình vẫn chưa may mắn, mà hãy hỏi mình đã sẵn sàng trở thành một điều may mắn của người khác chưa? Nếu một ngày bạn đang rất đói và được người khác cho một chiếc bánh, bạn nghĩ rằng bạn là người may mắn, nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng khi bạn đang có một chiếc bánh, bạn sẽ sẵn lòng cho đi tới một người đang cần nó hơn bạn?
Ngôi chùa lớn nhất cho chúng ta, hoá ta không phải Bái Đính hay Tam Chúc, mà dễ tìm, dễ thấy, dễ dẫn đường đi lối về, chính là sự an trú trong tâm hồn mỗi người, sự thảnh thơi và hãnh diện khi đối diện với chính mình trong từng phút giây tồn tại.
Và con đường tới đó, chỉ có thể tới được bằng những việc làm tích cực, suy nghĩ tích cực và tinh thần chân ái sẵn lòng sẻ chia. Bằng cách ấy, mỗi ngày hiện hữu của chúng ta trong cuộc sống này đều tươi đẹp và đáng sống và có ý nghĩa biết bao lần...
Bạn có nghĩ vậy không?
CHÚNG TA CHỜ LÂU LẮM RỒI...
CHÚNG TA CHỜ LÂU LẮM RỒI...
Chúng ta chờ lâu lắm rồi cho một đêm cảm xúc vỡ oà của niềm vui chiến thắng trọn vẹn, cho niềm tự hào là công dân của Việt Nam - đất nước có đội bóng vô địch Đông Nam Á và đẳng cấp Châu lục.
Nhưng hơn cả, chúng ta chờ lâu lắm rồi để thấy rằng niềm tin - hi vọng của người dân cả nước vào một thế hệ vàng những cầu thủ trẻ có tài năng xuất chúng, có nhân cách đáng nể trọng, hoàn toàn đã đặt đúng chỗ.
Chúng ta có một đội tuyển tuyệt vời
Chúng ta có một người Thầy lỗi lạc
Và hãy chậm lại một chút sau những ánh hào quang để nói lời cảm ơn tới Bầu Đức, người âm thầm gieo hạt ngày vui hôm nay từ rất nhiều năm trước, từ khi mà Xuân Trường, Công Phượng.....mới chỉ là những cậu bé đen nhẻm trên sân bóng chưa người biết tới. Cảm ơn Ông, vì tấm lòng, tâm sức và tầm nhìn của Ông cho nền bóng đá nước nhà.
Có người nói với tôi, chỉ là bóng đá thôi mà, có gì đâu mà ghê gớm. Nhưng với cá nhân tôi, đằng sau câu chuyện thành công của Đội tuyển Việt Nam là những bài học đầy cảm hứng cho mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ.
Đó là câu chuyện của Thầy Park, người huấn luyện viên già của xứ sở Kim Chi thay vì chấp nhận yên phận nghỉ hưu sau những năm tháng cống hiến cho thể thao nước nhà đã quyết định thử cơ hội lần cuối ở một đất nước xa xôi; và không ngờ đỉnh cao sự nghiệp của ông lại chính là ở đây. Thành công phải chăng là kiên định với đam mê và chọn đúng nơi để toả sáng?
Đó là câu chuyện của thủ môn Văn Lâm. Đứa con xa của Tổ Quốc nhưng một lòng vẫn yêu Việt Nam, vẫn can trường chấp nhận những ngày tháng khổ ải và thử thách để một lần được chơi bóng dưới màu áo của đội tuyển quốc gia với một tình yêu thuần khiết với quê hương và bóng đá. Thành công phải chăng là không bao giờ từ bỏ và sống hết mình với quyết tâm cống hiến?
Đó là câu chuyện của những cậu bé nhỏ con, gày còm ngày nào từ khắp mọi nơi trên đất nước đã được tuyển chọn, và dạy dỗ - đào tạo một cách bài bản, rèn luyện trong kỷ luật sắt đá, và đến khi gặp một người dẫn đường phù hợp, họ đã hoá Rồng và làm nên kỳ tích cho đất nước. Và dù bên trong hay bên ngoài sân cỏ, vẫn yêu thương nhau như anh em và đối xử với nhau rất chân tình và đáng được nể trọng. Thành công phải chăng là trái thơm của tình đoàn kết?
Đó là câu chuyện của bóng đá, hay còn là câu chuyện của mỗi chúng ta, những người Việt Nam đang khát khao một thành công chung đất nước?
Mỗi quốc gia cũng giống như một đội bóng. Người Việt Nam có tố chất và năng lực trí tuệ không hề kém cạnh bất cứ một quốc gia nào, chúng ta có quyền tự hào về những điều đó. Nhưng để làm nên thành công, để làm nên những kỳ tích trong mọi lĩnh vực, chỉ có những thứ trời cho ấy thôi thì chưa đủ, hơn bao giờ hết người Việt phải có tinh thần kỷ luật, đoàn kết một lòng và được đầu tư một cách có tầm nhìn, đúng hướng và bài bản cho giáo dục. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể trở thành nhà vô địch trong những lĩnh vực khác ngoài sân cỏ.
Chúng ta chờ lâu lắm rồi để có một chiếc Cup vàng danh giá, chúng ta có chờ lâu thêm nữa không để nhìn thấy một Việt Nam sáng tươi hơn?
Đừng chờ, hãy âm thầm hành động từ chính bản thân mỗi người như Bầu Đức, như thầy Park, và như Văn Lâm, Văn Đức...; để trong hay ngoài sân cỏ, bất cứ lúc nào, cũng có thể tự hào hai tiếng “Việt Nam”. Một giọt nước không thể làm nên đại dương, nhưng có đại dương nào mà lại không từ muôn triệu giọt nước.
Vì chúng ta, và vì Việt Nam!
#Vietnam#VoDich#MyCountryStories
PHẢI LÀM GÌ ĐỂ TRẢ ĐŨA MALAYSIA CHIỀU MAI????
Mặc dù cơn giận dữ vẫn ngùn ngụt sau sự cố hàng trăm cổ động viên từ Việt Nam không được vào xem trận đấu chung kết lượt đi ở Kuala Lumpur dù vé đã cầm trên tay, mình vẫn nghĩ chiều mai là cơ hội vàng để người dân Việt Nam trả đũa cổ động viên Malaysia một cách thích đáng nhất và dạy cho họ một bài học nhớ đời về thế nào là con người Việt Nam.
1. Hãy tử tế và thân thiện
Bước ra từ mấy cuộc chiến tranh, đau thương đã đủ, mất mát đã nhiều, người Việt Nam hơn ai hết hiểu rằng sự hận thù sẽ không giúp được gì cho hiện tại và tương lai của một đất nước. Chỉ có sự tử tế và thân thiện mới làm cho sự tệ bạc - không công bằng phải run sợ, phải xấu hổ. Thực tế, những sơ sót của trận đấu tối 11/12 thuộc về sự quản lý yếu kém của BTC phía Malaysia, không phải là của cổ động viên Malaysia. Họ cũng là những người yêu bóng đá như chúng ta, cũng có niềm tự hào dân tộc....Bóng đá là một thứ tôn giáo toàn cầu, và dù Vietnam hay Malaysia đều là những tín đồ đầy nhiệt huyết. Mỹ Đình của chúng ta không to lớn bằng Bukit Jalil của bạn - top 10 sân vận động lớn nhất thế giới, nhưng hành xử đẹp hơn, cao thượng hơn, bao dung hơn, người Việt Nam chắc chắn làm được, và làm tốt hơn người Malaysia, phải không các bạn?
2. Hãy mỉm cười, cảm thông, và chúc mừng họ!
Cũng tốn rất nhiều tiền vé máy bay từ Malaysia sang, cũng phải chờ đợi xếp hàng để chắc chắn được vào sân, để phải hồi hộp thót tim theo từng đường bóng, hãy vui vẻ mỉm cười và chúc mừng họ đã trở thành Á Quân của AFF Cup 2018.
Và nếu có thể, hãy mời họ cùng đi “bão” - để thưởng thức cách sẻ chia nỗi buồn độc đáo của người Việt Nam dành cho các đội bạn. Chắc các bạn sẽ vui!
Hà Nội ngày mai lạnh, nhưng chúng ta sẽ đón các bạn bằng lòng hiếu khách nồng ấm nhất của một nước chủ nhà đàng hoàng và cao thượng để các thấy rằng đằng sau một đội tuyển đá đẹp chắc chắn là một đất nước biết chơi đẹp
3. Hãy cổ vũ hết mình và có văn hoá!
Hãy để màu đỏ ngập tràn trên các khán đài làm cho màu vàng hiểu được sự thật rằng: Việt Nam thực sự là một đối thủ mạnh không phải chỉ vì có một thế hệ các chân sút vàng được giáo dục và đào tạo bài bản, có cả tài năng lẫn nhân cách tốt; vì có một người Thầy dẫn dắt xứng tầm mà hơn cả, gần 100 triệu trái tim Việt Nam cứ hai nhịp thì đã có một nhịp là dành cho đội tuyển. Việt Nam không cần xây Mỹ Đình quá to như Bukit Jalil đơn giản là vì người Việt Nam dù ở đâu cũng luôn hướng về đội tuyển.
Chúng ta nay khác rồi, đã là đẳng cấp châu lục và đang trên đường tiến ra biển lớn chứ không còn là đội bóng xóm làng hay đá cùng bạn năm xưa. Để bạn Malaysia phải ở lại đấu trường khu vực, kề vai sát cánh chơi cùng với Cambodia hay Lào, chúng ta cũng buồn lắm chứ, nhưng biết sao được, là đại bàng lớn lên thì buộc phải tung cánh mà bay thôi chứ đâu thể nào đi nhặt thóc với các bạn gà mãi được.
Bao nhiêu tức tối, giận dữ của chúng ta, hãy để Công Phượng, Quang Hải, Xuân Trường, Đức Huy....và những chàng trai vàng của đội tuyển Vietnam tính đủ với họ trên sân bóng bằng bằng lối chơi đẹp mắt và những bàn thắng xuất sắc. Giờ phút này, chúng ta không cần bạn phải làm gì nữa cả, để các bạn nghỉ ngơi, giữ sức để đi nhặt bóng trong goal ở Mỹ Đình chiều mai, vậy thôi.
#TransViet #AFFCup
TIẾNG VIỆT & CHÚNG TA...
Bận quá bận nên lơ đễnh quên gia hạn Visa Mỹ bằng bưu điện, sáng nay phải mang cái mặt mâm lên Lãnh sự để mấy chị Tây phỏng vấn lại.
Ngồi phòng chờ thấy các bạn học sinh chuẩn bị du học, mặt mày sáng láng rụng như sung mà tiếc cho các em quá.
Mình thì không đủ thông minh và đủ tầm hiểu biết để lý giải được nguyên lý cấp visa của một số nước, nhất là Mỹ; nhưng nếu là nhân viên lãnh sự thì mình cũng sẽ cho một số em trượt vì cái tội: quá lắm mồm và rõ ràng có vấn đề về nghe hiểu!
Một số em vừa vào cửa phỏng vấn, nhân viên lãnh sự vừa hỏi 1 câu bằng tiếng Việt, các em đã bắn 10 câu tiếng Anh chẳng liên quan gì đến câu hỏi.
Họ hỏi: “Chào em, em sang Mỹ làm gì?” bằng một thứ tiếng Việt tương đối rành rọt và dễ hiểu.
Người ta chưa hỏi hết câu, các em đã trả lời bằng tiếng Anh rào rào: “Tôi sang Mỹ đi học, tôi sẽ học XYZ University. Đấy là ước mơ của tôi từ bé, tôi yêu nước Mỹ......blah blah.” Nói rõ to và rõ tự tin, dường như sợ uổng phí mất tiền của bố mẹ bao nhiêu năm cho học tiếng Anh hoặc học trường quốc tí. Bố mẹ mà ở đấy chắc là cũng nở mày nở mặt vì cháu phát âm hơi chuẩn và nói qua trôi chảy.
Họ sẽ vẫn cười và tỏ ra rất lịch sự nhưng có lẽ nếu là mình thì sẽ nghĩ bụng:
- Bạn có hiểu câu hỏi của tôi không? Tôi chỉ hỏi mục đích chuyến đi của bạn. Tôi không hỏi bạn học trường nào? Tôi càng không hỏi bạn có yêu nước Mỹ không? Bạn nghe và hiểu quá ít, và nói nhiều hơn nghĩ.
- Bạn có chắc là bạn yêu Mỹ không? Bạn có thể yêu một quốc gia mà bạn còn chưa từng đến và chưa từng sống một ngày nào ở đó ah? Tình yêu của bạn đơn giản, dễ đến thế sao?
- Và quan trọng nhất: Bạn có phải người Việt không khi mà tôi hỏi bạn bằng tiếng Việt, và bạn trả lời tôi bằng tiếng Anh???
Có một số bạn học sinh khi bị từ chối, còn cố nán lại năn nỉ, giơ đủ loại giấy khen, bằng khen, danh hiệu...qua ô cửa kính trong khi nhân viên lãnh sự vài lần nói “Next, please” (Xin mời người tiếp theo). Tự nhiên thấy hơi xấu hổ thay cho các bạn ấy và nền giáo dục tem mác của nước nhà. Nếu cần phải vào nước người ta vì chuyện học, thì trước hết vẫn cần đứng thẳng và đi bằng chân, không phải đầu gối.
Đến lượt mình lên phỏng vấn: “Chào chị” mình chào bằng tiếng Việt.
Lãnh sự: “Chào anh. Anh sang Mỹ làm gì?”
“Tôi đi du lịch”
Lãnh sự hỏi vài câu nữa, lật lật quyển hộ chiếu và nhìn máy tính và bắt đầu chuyển sang hỏi bằng tiếng Anh
“Anh từng học ở Anh ah?”
“Yes, I studied in Uk a few years ago” (Vâng, tôi từng học ở Anh vài năm trước)
Họ hỏi tiếp “Thế thì anh biết nói tiếng Anh nhỉ?” (Bằng tiếng Anh và cười)
“Of course, I do” (Tất nhiên, tôi có nói tiếng Anh - mình cũng cười)
Sau đó hai bên tạm biệt nhau rồi ra về.
Lý do mình không nói tiếng Anh với họ ngay từ đầu đó là vì mình là người Việt Nam, mình đang đứng ở Việt Nam, và họ cũng đã chào mình trước và đặt câu hỏi bằng Tiếng Việt, cho thấy rằng họ có khả năng nghe và hiểu bằng tiếng Việt, do đó mình vui vẻ trả lời các câu hỏi của họ bằng tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình, chẳng việc gì phải xì xồ tiếng Anh cả mặc dù mình tin mình nói tiếng Anh có tệ thì họ vẫn sẽ hiểu.
Trong giao tiếp, việc đối phương hỏi bạn bằng một thứ tiếng, và bạn trả lời bằng một tiếng khác (bất kể đối phương có hiểu hay không), mình đều không nghĩ đó là phù hợp với phép lịch sự.
Không phải tự nhiên mà các Bộ Ngoại Giao của một số nước họ đầu tư rất nhiều tiền ra để dạy cho nhân viên sứ quán biết nói tiếng bản địa trước khi đi làm nhiệm vụ, đấy không phải là cho vui hay thừa tiền, mà đều có lý do rất hợp lý phía sau.
Thế nên, nếu là người Việt, hãy cứ nói tiếng Việt, không cần phải tự hào nếu không còn gì nhiều để tự hào, nhưng vẫn cần tự trọng. Đó mới là lòng tự tôn dân tộc mà chúng ta cần thường trực có trong dòng máu của mình...
Vài suy nghĩ nhỏ về một vấn đề hơi hơi to.
Hoàng Huy
ĐẰNG SAU LÒNG TỰ HÀO....
Một trang tin đã trắng trợn ăn cắp 15 phút buổi sáng Chủ nhật tươi đẹp của mình với cái tin “Tự hào khi thấy quốc kỳ Việt Nam tung bay trên khán đài World Cup” - mình đã đọc hẳn 3 lần để chắc chắn là mình vẫn đang sáng suốt và tư duy bình thường khi kết luận rằng: từ “tự hào” đang được dùng bừa bãi và thực sự là chẳng có gì đáng tự hào ở đây cả.
World Cup là một sự kiện thể thao quốc tế, và có bán vé, dù bạn là quốc tịch gì, cứ có tiền thì mua vé và vào xem như hàng vạn người khác, chẳng có gì phải đua tranh ghê gớm và phải nỗ lực cả....Thế nên việc một vài cổ động viên Việt Nam sử dụng lá quốc kỳ trong trường hợp này và bị thổi lên thành “lòng tự hào” có phần không hợp lý và thậm chí là vô duyên; nhất là khi Vietnam còn cách vòng chung kết Worldcup vài chục năm cố gắng - dù là lạc quan nhất.
Nếu để tự hào, mình nghĩ nên dành tặng mỹ từ đó cho các cổ động viên Nhật Bản. Dù đội tuyển của họ thua, họ vẫn nuốt nước mắt nhặt rác trên khán đài sau trận đấu. Không cần một lá quốc kỳ nào - không cần bất kỳ câu khẩu hiệu nào, họ vẫn không bỏ lỡ một cơ hội truyền thông vàng để thể hiện cho cả thế giới biết: họ tự hào khi là người Nhật, có tinh thần Nhật: dù thất bại nhưng không phải chấm hết, vẫn chơi đẹp cả trên sân bóng lẫn ngoài sân cỏ, tinh thần của những võ sĩ đạo - cha ông của họ. Cái đó có giá hơn hẳn vẫy vẫy lá cờ rồi hô to dăm ba câu khẩu hiệu mà không ai hiểu nó liên quan gì đến cả giải đấu.
Ở một bình diện rộng hơn, mình nghĩ người Việt chúng ta nên bình tĩnh mà nghĩ lại về “lòng tự hào” để đặt nó về đúng ý nghĩa nhất. Cá nhân mình nghĩ, có lẽ người Việt phần đông mới chuyển được từ tâm thế “tự ti” lên “tự ái”, nhiều hơn là “tự hào”.
Nếu coi Việt Nam là một cậu học trò trong một lớp học mà mỗi quốc gia là một học viên, có lẽ chúng ta là người ít nói nhất. Vì kém tự tin, vì không nói được và vì cũng ít có cái để mà nói. Lâu dần thành “tự ti”. Nhưng ví dụ khi cô giáo nói, trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước không đóng góp được gì nhiều, không ít ý kiến đáp trả lại vô căn cứ, kiểu bất chấp thực tế và lý lẽ, cứ động đến Việt Nam là phải auto-chửi cái đã. Đó có phải là tự hào dân tộc hay là một sự tự ái đã thành mãn tính???
Tự hào là xúc cảm thiêng liêng của mỗi cá nhân và dân tộc về những giá trị tốt đẹp, thường là được kế thừa. Chúng ta tự hào về lòng yêu nước và lịch sử chống ngoại xâm, về tinh thần hiếu học, về phong cảnh đất nước tươi đẹp.....- những cái đó được cha ông để lại. Nhưng chúng ta sẽ để lại những gì để cho thế hệ sau tự hào? Có lẽ......không nhiều.
Tôi vừa buồn vừa lo sợ mỗi khi báo chí hay dân mạng đưa lên những tin bài về những cảnh đẹp thiên nhiên mới tình cờ bị phát lộ; vì chẳng bao lâu sau bước chân theo sau sự bừa bãi của những đám đông vô ý thức sẽ nhanh chóng phá nát những “niềm tự hào” đó. Những Maldives của Việt Nam: Bình Ba, Nam Du.....bây giờ còn lại gì??? Những đống rác ngập bãi biển. Những dòng chữ khắc đầy lên cây, lên đá: “Tôi đã đến đây...” - như những vết sẹo khó lành của một thứ tự hào cá nhân bệnh hoạn.
Thế đấy, lòng tự hào là một thứ tài nguyên, mà mình nhận thấy hình như chúng ta đang khai thác gần như cạn kiệt và bừa bãi. Nó sẽ hết, và con cháu chúng ta sẽ chẳng còn gì mà tự hào nếu như bây giờ chúng ta không có những hành động, việc làm tử tế dù là nhỏ bé từ mỗi cá nhân để gieo mầm những niềm tự hào mới. Nó chẳng to tát như chúng ta nghĩ, nó bình dị hơn rất nhiều những lá quốc kỳ bay lạc lõng trên sân bóng nước bạn; đôi khi nó chỉ là bạn cố gắng đi học đúng giờ, học tốt trong một lớp học quốc tế khi mà bạn là thằng Việt Nam duy nhất - ít nhất bạn cũng góp phần để bạn bè nước ngoài không nghĩ rằng bọn Việt Nam toàn không đúng giờ. Đôi khi nó chỉ là lấy vừa đủ phần đồ ăn ở nhà hàng khi du lịch để người ta không nghĩ Việt Nam vẫn còn nạn đói....
Lòng tự hào dân tộc nếu được gìn giữ và đặt đúng lúc đúng chỗ, có lẽ khó có gì đẹp bằng. Còn nếu cứ méo mó, lệch lạc và đáng sợ như một số cách hiểu trên đây, thì có lẽ ta chẳng nên tự hào kiểu ấy.
Từng chút từng chút, vì lòng tự hào của người Việt Nam ngày mai, chúng ta đều làm được.
Hoàng Huy.
BIỂU TÌNH: CHUYỆN Ở TÂY & TA
Cứ mỗi lần ở trong nước đây đó có chuyện người dân biểu tình, mình luôn cảm thấy vừa mừng vừa lo; nhưng quả thật mừng thì ít mà lo lại rất nhiều. Mừng là vì những cuộc tuần hành, xuống đường ít nhiều thể hiện người dân còn quan tâm đến tình hình đất nước, đến những chuyện quốc kế dân sinh, thể hiện tiếng nói và quyền làm chủ của mình. Nhưng luôn lo lắng, vì theo cách thức như hiện nay, thì các cuộc biểu tình tự phát của người dân luôn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn của bạo loạn. Không riêng ở nước ta, ở nước ngoài cũng đều phải đối mặt với chuyện này. Bài học đắng ngắt ở Bình Dương 4 năm trước vẫn chưa hề cũ.
Nói chuyện nước ta thì cũng nên tham khảo những điều tương tự ở nước ngoài, để xem họ tổ chức và quản lý hoạt động dân chủ này như thế nào. Và mình chỉ kể câu chuyện mà mình biết rõ, tận mắt chứng kiến, và có bỏ thời gian tìm hiểu tường tận, đó là chuyện biểu tình ở London – một trong những thủ đô sôi động nhất thế giới, không chỉ vì hoạt động tài chính, thương mại, còn là vì………..hoạt động biểu tình.
Ở London mỗi năm có không biết bao nhiêu các cuộc biểu tình lớn nhỏ, đủ các thể loại: nào là của kiều dân nước A nước B phản đối chuyện gì đó, nào là của Hội những người không ăn thịt phản đối giết hại gia súc gia cầm…..Rất nhiều chính kiến, và tất cả những chính kiến khác biệt đó của người dân đều được chính phủ Anh tôn trọng và quản lý tương đối hiệu quả bằng các điều luật. Không phải một ngày đẹp trời bạn nổi hứng muốn kéo nhau đi biểu tình là được. Một cuộc biểu tình- diễu hành (public march) luôn cần phải có người tổ chức (organizer), người đó phải thông báo cho cảnh sát thời gian chính xác sẽ diễn ra cuộc biểu tình – những tuyến đường (route) đoàn sẽ đi qua; tên và địa chỉ cư trú của những người đứng ra tổ chức. Sự thông báo này phải bằng văn bản gửi đến cho cảnh sát 6 ngày trước khi cuộc biểu tình diễn ra. Các cuộc đình công của công đoàn (Trade Union) cũng vậy, các lái tàu điện ngầm (tube driver) muốn phản đối giới chủ cái gì cũng phải thông báo cho Sở Giao thông (Tfl) ngày giờ chúng tôi sẽ nghỉ làm, để người dân có kế hoạch điều chỉnh việc đi lại. Cảnh sát có một số quyền nhất định đối với cuộc biểu tình của bạn: giới hạn hoặc thay đổi tuyến đường dự kiến diễu hành; đặt ra điều kiện với cuộc biểu tình, ví dụ: nơi dự kiến biểu tình là gần trường học hay bệnh viện, thì không thể ra đó đứng bật loa hò hét ầm ĩ lên được - ảnh hưởng đến người khác; giới hạn thời gian và số lượng người tham gia cuộc biểu tình, không thể nửa đêm cũng gây ồn ào được; và nếu như biểu tình ngồi (sit-down protest) gây cản trở giao thông, họ có quyền giải tán. Nếu như đảm bảo được các điều kiện trên,cứ việc thoải mái biểu tình. Một số địa chỉ rất hot hay tập trung đông người biểu tình đó là trên đường Whitehall – đoạn đối diện số 10 Downing Street, văn phòng của Thủ tướng Anh; quảng trường đối diện tòa nhà Nghị Viện (chỗ tháp Elizabeth- Big Ben) và đặc biệt là trước sứ quán của một số nước “nhiều vấn đề” như trung quốc…..Đó là những vị trí đắt khách nên không phải lúc nào cũng book được chỗ.
Nếu được chấp thuận biểu tình, cảnh sát sẽ đến để lập hàng rào, bảo vệ cuộc biểu tình diễn ra theo đúng kế hoạch và ôn hòa, không để xảy ra quá khích hay đập phá. Và luôn luôn có xe cứu thương và xe cứu hỏa túc trực ở đó để đề phòng những tình huống xấu. Hết giờ đăng ký, tất cả giải tán và phải cố mà dọn cho sạch chỗ mình vừa đứng, chứ không phải xả đầy rác ra đấy rồi bỏ đi. Nếu xả rác, okie cũng không sao, chính quyền sẽ cho công ty vệ sinh dọn sạch sẽ và gửi bill về tận nhà những anh đứng ra tổ chức. Tất cả những điều này đều ghi rất công khai trên trang web chính phủ (GOV.UK) và nằm dưới một cái tiêu đề rất hay: Your rights and the law (Các quyền của bạn và luật pháp). Đó là chuyện ở nước người ta – một trong những nước có nền dân chủ cổ xưa nhất của thế giới và được coi là một trong những biểu tượng của nền văn minh phương Tây. Tuy nhiên, luật pháp đã quản lý chặt chẽ kín kẽ đến như vậy, nhưng không phải là không có chuyện.
Nếu như ở Việt Nam, yếu tố trung quốc là ngòi nổ nhạy cảm, thì ở Anh, yếu tố sắc tộc và tôn giáo cũng nóng bỏng không kém. Từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 8 năm 2011, nhân việc một người đàn ông da màu tên là Mark Duggan ở quận Tottenham bị cảnh sát bắn chết. Các cuộc tuần hành – biểu tình ban đầu nhanh chóng lan thành bạo loạn đúng nghĩa và lan rộng ra khắp London, rồi sau đó “té nước theo mưa” lan ra cả các thành phố lớn khác như Birmingham,Manchester, Liverpool…..Giữa thời bình mà London ngổn ngang không khác gì thời chiến, bọn trẻ trâu tứ xứ - đa phần là đám mà Việt Nam ta hay gọi là “thanh niên lêu lổng” bịt mặt ùa vào các siêu thị, các shop các cửa hang cướp phá, hôi của, đập phá tan tành thành phố. Toàn dân nơm nớp sống trong lo sợ, không biết bao giờ bọn giặc cướp đấy lan đến khu nhà mình. Bọn chúng còn đốt cháy rất nhiều nhà cửa. Scotland Yard –Sở cảnh sát của London căng mình ra để chống đỡ, và ngăn chặn….tuy nhiên không thể chống lại nổi. Theo như mình quan sát, những ngày đầu tiên, mặc dù đã rõ dấu hiệu bạo loạn, nhưng cảnh sát Anh hầu như không tấn công, chỉ cố gắng phòng vệ và bảo vệ các cơ sở kinh doanh, các tòa nhà…..Phải đến khi cả hai đảng đa số trong quốc hội và thủ tướng Anh David Cameroon cho phép sử dụng tới pháo nước (water canon) để vãn hồi tình hình thì câu chuyện mới kết thúc. Sau đó, chỉ tính riêng ở London, 1103 người liên quan tới cuộc bạo loạn bị bắt, và 654 người bị kết án. Tòa xử đến đêm, và có lẽ khó có kẻ nào chót hôi của mà thoát được ở cái xứ 1 mét vuông 10 cái CCTV như London; sau đó cảnh sát ập vào từng nhà nghi phạm để bắt được bằng chứng phạm tội và truy tố. Tất cả những người từng sống, học tập và làm việc ở Anh thời gian đó chắc khó có thể nào quên sự kiện này.
Tuy nhiên, sau đấy thì người Anh cũng không nghiêm cấm biểu tình mặc dù cái giá họ phải trả về tổn hại kinh tế là không hề nhỏ. Quay trở lại câu chuyện của Việt Nam, biểu tình là một quyền hiến định được quy định rõ trong Hiến pháp, tuy nhiên việc Quốc hội tạm thời chưa thông qua Luật Biểu tình làm cho người dân không được thực hành quyền phổ quát đó một cách chính thống và cơ quan hành pháp cũng lúng túng trong việc quản lý hoạt động này. Việc không có luật quy định cụ thể, làm cho cả người dân và cơ quan bảo vệ pháp luật không phân định rõ ra được ranh giới: thế nào là biểu tình ôn hòa – hợp pháp – là biểu đạt chính kiến người dân....và đâu là bạo loạn và hành vi phá hoại. Thế nên việc cần phải có Luật Biểu Tình là một nhu cầu và đòi hỏi tất yếu của người dân, muộn còn hơn không.
Mình là một người không theo đảng phái nào cả, nhưng ôn hòa và bình tĩnh trong suy nghĩ, chỉ nói và chỉ phát biểu về những gì mình đã thực sự hiểu rõ.
Mình cũng chỉ là 1 công dân nhỏ bé trong số hơn 90 triệu dân sống ở Việt Nam và vài triệu người Việt ở nước ngoài.
Mình cũng yêu thiết tha đất nước này đủ để sẽ sống và sẽ chết cùng với nó, vì mình biết tiền có thể dễ dàng mua được một quốc tịch khác nhưng không mua được cha mẹ và quê hương nơi chúng ta sinh ra.
Chỉ có điều, bạo lực chưa bao giờ là tốt, máu chảy chưa bao giờ là vui, và chưa bao giờ là chìa khóa- là giải pháp khôn ngoan cho bất kỳ cuộc mâu thuẫn nào. Với mình thì máu của công an, hay máu của người dân thì đều là máu người- máu của đồng bào mình, và chẳng ai vui khi nhìn thấy máu đổ, dù là ở phe nào. Bạo lực là sự thất bại thê thảm của sự kiên nhẫn và lý trí, và khi người ta mất bình tĩnh, người ta dễ mất tất cả.
Hãy cứ cất cao tiếng nói của mình, hãy mạnh mẽ ủng hộ những gì là đúng và kiên quyết phản đối những gì bạn cho là không hợp lý, nhưng hãy lên tiếng một cách ôn hòa và đúng mức; chỉ có như vậy bạn mới có thể là chủ nhân sáng suốt của chính đất nước mình.
Ngày hôm nay, Trump- Kim, hai kẻ tưởng như ghét nhau bằng chết, sau cùng vẫn bắt tay nhau, còn chúng ta, "tay phải" và "tay trái" đang oánh nhau gần chết. Buồn!
Hoàng Huy.
#NoViolence #NoRiots
NGƯỜI LỚN “QUỲ” HẾT RỒI, TRẺ CON BIẾT HỌC “ĐỨNG” Ở ĐÂU?
Có lẽ sự việc cô giáo bắt học sinh quỳ - phụ huynh bắt cô giáo quỳ ở trường tiểu học Bình Chánh, Long An đang rất ồn ào trên báo chí vừa qua là một bức tranh buồn đầu năm, phản ánh đúng thực trạng lộn xộn của nền giáo dục nước nhà: không ai bảo được ai.
Tôi buồn...
Xã hội buồn…
Các bậc phụ huynh buồn…
Nhưng mình nghĩ, người đang buồn nhất là tụi nhỏ, vì các em học sinh có lẽ đang hoang mang vì không biết phải học đứng cho thẳng ở đâu, khi người lớn đã quỳ mọp hết cả. Mình muốn nhìn nhận sự việc này một cách thật công bằng, không thành kiến, không thiên vị từ góc nhìn của cá nhân.
Cô giáo bắt cả tập thể lớp phải qùy chỉ vì vài em nói chuyện trong lớp. Cô giáo muốn dạy các em điều gì? Là cô giáo thì được làm bất kỳ hành động nào, kể cả là phản giáo dục để răn đe học sinh ? Là học sinh phải biết cam chịu và im lặng khuất phục ngay cả trước những sự sai trái của cô giáo – một người bề trên, được tin tưởng giao trọng trách giáo dục con người, nhưng lại đi dạy bài học về làm nhục con người. Là phải chịu trách nhiệm vô lý vì ngay cả những việc mình không làm và bản thân không có cách gì xoay chuyển được? Học sinh đến lớp là để học chữ, học làm người, chứ không phải làm nhiệm vụ giữ trật tự cho cả lớp (trừ khi là lớp trưởng có nhiệm vụ giúp cô nhắc nhở các bạn). Ai cho cô cái quyền bắt học sinh quỳ? Phụ huynh ah? Xin lỗi cô, ngay cả phụ huynh họ cũng không có quyền đó với chính con cái họ, và họ không thể ủy quyền cho cô làm một việc mà chính họ cũng không được phép làm.
Cô giáo muốn dạy các em là nhà trường không chỉ là nơi dạy kiến thức, mà còn là nơi dạy người ta những cách xử phạt gớm ghiếc và đáng sợ?? Cô giáo dễ dàng quỳ gối trước phụ huynh để thị phạm cho học sinh là cứ thấy áp lực, bất kể đúng sai thì cứ nhún nhường, luồn cúi cái đã. Tiếc là các em còn quá nhỏ để có thể phản kháng hoặc nói lên ý kiến chính đáng. Kể từ khi đi học và nhất là có nhận thức, mình chưa bao giờ im lặng cho phép bất kỳ thầy cô giáo nào được nhân danh là thầy là cô mà có những hành động- ứng xử đi quá giới hạn nghề nghiệp mà xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bản thân, cũng có một vài trường hợp cá biệt thì họ cũng đều đã phải trả giá cho việc làm sai của mình. Cô giáo xem thường nhân phẩm của người khác và cả chính mình thì sao dạy được học sinh sống cho chính trực?
Phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ. Họ đang muốn dạy con họ điều gì? Là phải ăn miếng trả miếng, phải dùng cái sai để ứng xử với cái sai? Là phải ăn thua tới cùng và không cần dùng tới pháp luật, là tự hành xử theo ý muốn cá nhân bất chấp các giá trị đạo đức và nhân cách con người. Người ta không thấy phụ huynh quỳ, nhưng thực tế họ đã quỳ sụp thất bại trước nhân cách của người làm cha, làm mẹ - những người đáng ra phải là tấm gương sáng về đạo đức để con cái trông cậy vào. Bố mẹ sai trái thì sao dạy được con ngay thẳng.
Thầy hiệu trưởng nói vài câu rồi bỏ đi khi các vị phụ huynh đang căng thẳng, bắt cô giáo phải quỳ tại chính ngôi trường mà ông là người đứng đầu. Thầy đang muốn dạy các em điều gì? Là “thấy ăn tìm đến, thấy đánh tìm đi”, là nếu có thể thoái thác được trách nhiệm của chính mình thì cứ tránh. Là cứ hèn nhát và lảng tránh đi để “im lặng hưởng thái bình”? Người ta không thấy thầy hiệu trưởng quỳ, nhưng thực tế thầy đã quỳ mọp trước cái ghế của chính mình, vì thầy quả thật không xứng đáng với chức trách của người đứng đầu một môi trường giáo dục. Thầy hèn nhát thì sao dạy được trò dũng cảm?
Mình tự nhủ, nếu một sự việc này xảy ra ở một quốc gia Châu Âu thì sẽ như thế nào nhỉ? Cô giáo bị cho thôi việc và bị cấm hành nghề, thậm chí bị kiện vì làm nhục học sinh, thầy hiệu trưởng từ chức vì không làm tròn chức trách và chịu trách nhiệm liên đới, còn phụ huynh ngoài bị kiện vì làm nhục cô giáo thì còn có thể bị tước quyền nuôi con vì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nhân cách trẻ nhỏ….Còn ở nước mình, sao nhỉ, uh thì ồn ào một chút, dồn gạch đá vào một đối tượng nào đó……….rồi thôi.
Thế đấy, trong khi sứ mệnh quan trọng nhất của ngành giáo dục là “dạy người” thì qua những sự việc đáng buồn thế này nại bị đọc chệch đi thành“nạy người”…..Buồn nắm cho một nền giáo dục “ngọng níu ngọng no”
Hoàng Huy,
VÌ SAO ĐÁNH XONG GIẶC ÂN THÁNH GIÓNG PHẢI BAY NGAY VỀ TRỜI???
VÌ SAO ĐÁNH XONG GIẶC ÂN THÁNH GIÓNG PHẢI BAY NGAY VỀ TRỜI???
Có những câu hỏi đi theo mỗi chúng ta suốt từ khi thơ ấu cho đến khi lớn khôn mà chưa chắc đã trả lời được. Ngày xưa đọc Chuyện Thánh Gióng, mình cứ thắc mắc mãi vì sao diệt xong giặc, Thánh Gióng lại phải bay ngay về trời, mà không về kinh đô báo công, hưởng vinh hoa phú quý. Nghĩ mấy chục năm nhưng phải đến mấy hôm nay, mình mới hiểu ra là Gióng đã có một quyết định hoàn toàn khôn ngoan, đúng là Thánh có khác.
Giả sử như hôm đó đánh xong giặc, Gióng quay ngựa phóng về kinh đô thì chuyện gì sẽ xảy ra???
Trên đường đi, bọn trọc phú trong làng sẽ đua nhau đòi sơn hình Gióng lên con ngựa sắt bất kể là Gióng có đồng ý hay không? Chưa kể sẽ có một loạt bọn cơ hội, "dây máu ăn phần" đòi đu lên ngồi đằng trước con ngựa sắt của Gióng, hò hét như thể hắn là Gióng - có công diệt giặc, rồi khung hình nào cũng có bộ mặt dơ bẩn của hắn, và rồi hắn nói như thế là "hỗ trợ làm truyền thông" trong khi Gióng đâu có nhờ, mà cũng chẳng biết hắn đã "ghế trên ngồi tót sỗ sàng" từ khi nào mà không biết thế nào là tự trọng. Nhìn rất chi là Tuất!
Đường đi về Gióng không những phải đi qua Phường Kim Mã, Phường Nhật Tân....vớ vẩn còn phải đi qua cả Phường Lan Quế. Trong khi vừa đói vừa mệt, chỉ muốn về với mẹ già thì những đàn kỹ nữ sẽ ùa ra bu lấy Gióng, ấn cái này dí cái kia vào người chàng hiệp sĩ, toàn trái cây cuối mùa tiêm thuốc, rồi bật nhạc sàn uốn éo như trong động bàn tơ. Concept thì là mỹ nhân chào đón anh hùng nhưng khi lên budget thì lại hoá thành: ả đào hát ca ve vãn khách. Và rồi bọn kĩ nữ mặt dày hơn thớt đấy sẽ lại lên Facebook treo status "100% trai thẳng" - kèm theo cái ảnh ngả ngớn của ả kèm theo cái mặt nhăn nhó của Gióng. Chỉ nghĩ đến thế thôi Gióng đã thấy ớn lạnh. Đánh tan giặc trong tuyết lạnh, chỉ muốn được về ngay bên mẹ già bên làng xóm.....nhưng nào ngờ bọn theo đóm ăn tàn quá đông quá nguy hiểm, chỉ tranh thủ chụp ảnh selfie - xin chữ ký làm Gióng kí mỏi cả tay cũng chưa hết. Trong khi Gióng cần lắm một bữa ăn ngon, thì chúng nó chỉ cho Gióng một ly mỳ ăn liền, táo bón chết đi được.
Về đến kinh đô sau cả một chặng đường dài kẹt cứng, Gióng sẽ lại phải cười cười nói nói, bắt tay lắc lắc xã giao theo cái cách mà người dân quê quen sống chân tình như Gióng thật chẳng quen.
Các nhãn hàng sẽ đu bám lấy Gióng để mời làm đại sứ thương hiệu, nào là sữa tăng trọng, nào là kem cạo râu, nào là các phòng gym quốc tế...
Sẽ là những chuỗi ngày tiệc tùng mệt mỏi, những khoản tiền thưởng khổng lồ mà Gióng không biết là đến tay mình được bao nhiêu, hay là bọn hoạn quan, nịnh thần sẽ chia nhau chén hết.
Gióng chợt thấy buồn, vì trong cơn say vì chiến thắng, không mấy ai nhắc đến những người hùng thầm lặng, đã bỏ công bỏ của sắm roi sắt, đúc ngựa sắt, huấn luyện Gióng từ một cậu bé nhà quê thành một chàng tráng sĩ anh hùng như hôm nay. Người ta chỉ quen nhìn thấy hoa thơm trái ngọt trước mắt mà không nghĩ đến bao ngày vun đắp ươm trồng thầm lặng.
Chiến thắng trở về, Gióng không bao giờ nghĩ diệt giặc để tâu bày công trạng, chỉ mong toàn dân cả nước trở nên gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn để sẵn sàng cho những trận chiến mới, vì không có chiến thắng nào là mãi mãi, không có thành công nào là vững bền nếu người ta chỉ biết tung hô nhau và ngủ quên trên chiến thắng.
Người đời nhanh nhớ nhanh quên, đường dài lại lắm thị phi, thôi thì Gióng cưỡi ngựa bay về trời là khôn ngoan hơn cả.
Poor Gióng!
Hoàng Huy.
“Ừ NHỈ, BAO LÂU RỒI CHÚNG TA CHƯA THẮNG…?”
“Ừ NHỈ, BAO LÂU RỒI CHÚNG TA CHƯA THẮNG…?”
Trong cơn mưa rào của cảm xúc vỡ òa chiều hôm qua, có lẽ đây là hình ảnh mà tôi thấy ấn tượng nhất. “Uh nhỉ, bao nhiêu lâu rồi chúng ta chưa thắng…?” Một chiến thắng đủ lớn để kích hoạt lòng tự hào dân tộc của 90 triệu dân từ các cụ già đến các em học sinh nhỏ còn chưa hiểu hết về bóng đá. Mọi người chỉ hiểu một điều đơn giản nhất “Việt Nam thắng rồi…..!” - những nụ cười và cả nước mắt hạnh phúc. Người ta vồn vã cười nói, ôm nhau, bỏ qua cho nhau những điều nhỏ nhặt thường ngày, cùng giương cao lá quốc kỳ và tỏa đi muôn ngả, đơn giản vì người ta là người Việt Nam. Tôi thấy thật may mắn vì đã có mặt ở Việt Nam tối qua để tận mắt thấy đồng bào mình lâu rồi mới có những khoảnh khắc hạnh phúc vui sướng đến vậy. Dù sáng nay có tiếp tục đi bán vé số, đi chạy xe ôm, hay đến công ty ngồi họp tính chuyện tiền tỷ, thì tối qua, tất cả chúng ta đều đã là người chiến thắng.
Hai năm trước, rất nhiều người bạn trong nước đã mắng tôi, tự ái với tôi, thậm chí có người còn đòi nghỉ chơi với tôi luôn…..khi sau những năm học tập ở nước ngoài trở về, tôi dám nói với họ một sự thật rằng “Người nước ngoài nhiều đứa nó còn chẳng biết Việt Nam mình nó nằm ở đâu chúng mày ạ….”. Tôi không hề bị hội chứng “ở bển”, không hề bi quan…..nhưng đó là một sự thật đắng chát mà chúng ta không dễ gì chấp nhận, nhất là với những người yêu Việt Nam trong từng hơi thở của mình.
Một chiến thắng ở một giải thể thao châu lục không hẳn làm cho thế giới biết đến chúng ta nhiều hơn trong một sớm một chiều, nhưng quan trọng nhất nó thắp lên cho toàn dân Việt Nam niềm tin rằng: Chúng ta, người Việt Nam, làm được! Mọi con đường và đích đến chẳng phải đều bắt đầu từ niềm tin đó thôi.
Nhìn lại những giải đấu khác, chúng ta đã sút tung lưới đội tuyển Pháp, đội tuyển Mỹ và giành chiến thắng đáng tự hào trong giải đấu “Vệ Quốc” trong thế kỷ 20, nhưng hiện nay đang bị dẫn trước rất nhiều trong giải mở rộng “Văn minh, Tăng trưởng kinh tế & Phát triển bền vững”. Thậm chí ở vòng bảng của giải “Năng suất lao động” chúng ta còn đang thấp điểm hơn cả đội láng giềng Campuchia.
Chúng ta có định thua hay không? Chắc là không, dù có là phút 89, dù có là hiệp phụ, và dù có là cả penalty…
Ngay cả vào những lúc bi quan nhất về đất nước, tôi cũng chưa bao giờ thay đổi niềm tin vào khí chất và ý chí của con người Việt Nam mình. Vào những giây phút quyết định nhất, khó khăn nhất, những sự bứt phá đầy bất ngờ đã luôn diễn ra. Lúc chúng ta tưởng chừng như về với thời kỳ đồ đá vì B52, chúng ta đã có Điện Biên Phủ trên không, và lúc chúng ta tưởng chừng như sắp tàn lụi vì cái đói và kiệt quệ, chúng ta đã có Đổi Mới.
Dưới con mắt của người làm marketing, tôi nghĩ nếu chúng ta chưa đuổi kịp ngay thế giới về kinh tế, về công nghệ, và trình độ phát triển, tại sao chúng ta không chọn một cách tiếp cận mềm hơn để đi ra biển lớn bằng thể thao, du lịch và ẩm thực – những lĩnh vực mà Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để thu hút sự chú ý của cả thế giới. Chỉ cần những bước đi khôn khéo, uyển chuyển và có chiến lược đúng đắn, có một “Park-Hang-Seo” nữa, Việt Nam hoàn toàn có thể làm được.
Và chiến thắng ngày hôm qua, một chiến thắng lâu rồi mới có, chiến thắng của niềm tin- của tinh thần đoàn kết……phải chăng sẽ là luồng gió mát lạnh truyền cảm hứng cho muôn triệu người nhận ra: Này, chúng ta có chung một Tổ Quốc đấy, cùng vui sướng, cùng tự hào, và cùng quyết không để thua trên những “giải đấu” cam go khác: giải đấu của một tương lai tươi sáng cho Việt Nam, mà các cầu thủ chính là mỗi người chúng ta.
Nhiều người nói “Việt Nam hôm qua như lên đồng….” tôi thì nghĩ vui: lâu lâu rồi cả dân tộc cắn chung nhau một viên thuốc thì cũng có sao đâu.
Hãy dùng tự hào mà đi lên, ơi Việt Nam!
Hoàng Huy
Ảnh: Anh Vĩnh Nam. Xin phép anh được sử dụng một tấm ảnh rất đẹp.
UBER - GRAB vs VINASUN & CÂU CHUYỆN KINH DOANH KIỂU VIETNAM
Sáng có việc phải chạy đi Biên Hoà, gọi một chiếc Uber cho tiện, ngồi trong xe nhìn thấy một chiếc taxi Vinasun dán khẩu hiệu như trong hình, đang uống nước mà tôi suýt phì cười vì các bạn Vinasun "dễ thương" quá đi mất.
Nếu là giám đốc Marketing của Uber hay Grab, tôi sẽ ngay lập tức gửi thư cảm ơn và hoa tươi để bày tỏ sự cảm kích trước chiến dịch quảng cáo miễn phí mà Vinasun trong cơn hoảng loạn giãy chết đã hào phóng dành tặng cho các bãng taxi công nghệ. Đồng thời sẵn sàng chi thêm ngân sách để phía bạn có thể in câu khẩu hiệu trên to hơn nữa, nếu phủ toàn thân xe thì quá tốt.
Nhân dịp này, Uber và Grab nên liên minh lại tung ra chiến dịch Marketing: Better Care - Better Fare (Tận tâm hơn - Giá tốt hơn) - dán trên tất cả các xe trên cả nước để cảm tạ lại tấm lòng của Vinasun; nhập mã RIPVinasun để nhận ngay chuyến xe Uber miễn phí trị giá 40k. Đồng thời đưa chương trình ưu đãi Truely Care - Truely Fair ( Thật tâm chăm sóc- Công bằng chính hãng): Tặng ngay phí 3 tháng đầu tiên nếu lái xe mới đã từng là tài xế của Vinasun chuyển sang.
Trong thời đại thế giới phẳng, cả thế giới đang tiến tới một nền kinh tế không biên giới thì không có chỗ cho sự bảo thủ và chậm tiến, càng không có chỗ cho những sự ưu ái đi ngược quy luật thị trường. Những hô hào khẩu hiệu kiểu người Việt hãy dùng hàng Việt đã không còn phù hợp; người Việt được quyền sử dụng hàng tốt chứ không việc gì phải chi dùng đồng tiền của mình vì bất kỳ một sự chiếu cố nào hết. Muốn tận dụng sự tự tôn dân tộc trong kinh doanh thì trước hết chất lượng và giá trị sản phẩm, dịch vụ tối thiểu phải tương đương với các đối thủ ngoại. Nếu không làm được điều đó, khẩu hiệu sẽ mãi chỉ là khẩu hiệu. Một doanh nghiệp cũng như một dân tộc, muốn mạnh, trước hết cần phải biết tự trọng.
Vinasun kêu gọi Uber & Grab tuân thủ pháp luật nhưng các hãng taxi công nghệ có giấy phép kinh doanh, có pháp nhân và quan trọng nhất là có đóng thuế cho nhà nước đầy đủ thì cái duy nhất họ cần tuân thủ đó là quy luật thị trường: khách hàng được quyền sử dụng dịch vụ tốt nhất với giá hợp lý nhất. Doanh nghiệp nào không thoả mãn được điều đó, bị đào thải chỉ là câu chuyện sớm chiều mà không sự ăn vạ, than vãn nào có thể cứu giúp được.
Người người - nhà nhà - ngành ngành hô hào chúng ta phải tiến nhanh đến đón đầu đợt sóng mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Bốn-chấm- không) , nhưng tôi tự hỏi sẽ tiến đi đâu- tiến kiểu gì khi mà tư duy kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đang là 0.4 (Không- Chấm - Bốn)???
Qua cơn giận lẫy vừa ngộ nghĩnh và lố bịch còn hơn Chí Phèo của Vinasun, chúng ta càng thấy lộ rõ những điểm yếu cốt tử trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nhiều doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hội nhập: trước khi Thua về công nghệ, về vốn, và kinh nghiệm , thì đã Thua ngay trên sân nhà ở tâm thế và tầm nhìn của những người đứng đầu doanh nghiệp. Làm giám đốc thì dễ, nhưng làm doanh nhân (entrepreneur) cho đúng nghĩa thì cực khó là vậy. Thay vì tập trung tâm- trí- lực để tự chuyển mình thích nghi với mức độ cạnh tranh gia tăng của thị trường thì nhiều ông chủ Việt lại nỗ lực nông nghiệp hoá nền kinh tế bằng những chiêu trò mà bây giờ đến các cháu mẫu giáo còn không còn chơi như trên.
Một đứa trẻ nếu không thấy bạn chơi với mình, nó cũng biết tự xem lại mình chứ cũng không giăng biển yêu cầu các bạn không được chơi với bạn khác, chỉ được chơi với tớ thôi.
Đỉnh cao của sự ngưỡng mộ là bắt chước, và đỉnh cao của sự bất lực là.........chửi đổng.Và Uber & Grab họ cũng đang sử dụng một đỉnh cao khác để đối đáp lại cho sự bất mãn mang đậm nét ao làng của mấy hãng taxi truyền thống: Đỉnh cao của sự khinh bỉ là im lặng.
Đáng lắm, Vinasun!
Either Die or Do something better!
Hoàng Huy
ĐỨC NGƯNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VỚI VIỆT NAM: Tại bạn hay tại ta???
ĐỨC NGƯNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC VỚI VIỆT NAM: Tại bạn hay tại ta???
Ngày hôm qua, 22/9, có một sự kiện ngoại giao quan trọng và chưa từng có tiền lệ đối với Vietnam mà không thấy báo chí hồ hởi đưa tin như mọi khi. Thế giới biết, khu vực biết, chỉ mỗi VTV cố tình không biết, làm cho số đông nhân dân hầu như không biết: CHLB Đức tuyên bố tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, vì nguyên nhân gì thì chắc không khó đoán. Và như định mệnh, ngày 23/9 cũng là ngày kỉ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Đức
Trước khi bàn đến những tác động của sự kiện này, cần phải nói đôi chút về bốn chữ "đối tác chiến lược". Đối tác chiến lược là gì?
Trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, người ta thường phân định ra thành bốn cấp độ từ thấp đến cao lần lượt là: Đối tác (partnership) - đối tác toàn diện (comprehensive partnership) - đối tác chiến lược (strategic partnership) và mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership)
- Đối tác (ngành ngoại giao Việt Nam gọi bằng một từ hay hơn "đối tác chiến lược lĩnh vực") thường dùng để chỉ quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong một lĩnh vực nào đó cụ thể mà hai nước cùng có sự tin cậy lẫn nhau và không lan sang ngành hay một lĩnh vực khác: ví dụ công ty của nước A hợp tác với công ty của nước B cùng khai thác mỏ, và chỉ thế thôi.
- Đối tác toàn diện là quan hệ thông thường giữa các quốc gia đã có thể hợp tác trên mọi lĩnh vực: y tế, nông nghiệp, kinh tế, môi trường, quân sự.......đã có một hoặc một vài mặt nào đó đạt đến mức chiến lược, nhưng chưa có sự đồng đều giữa các mặt hợp tác. Do sự tin cậy lẫn nhau chưa đủ hoặc thời điểm chưa thích hợp, nên các quốc gia chọn cách xây dựng một khuôn khổ đối tác toàn diện với hàm ý nhấn mạnh mặt hợp tác, tiếp tục củng cố lòng tin và cùng hướng tới tương lai. Tới 2017, Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 11 quốc gia: Nam Phi (2004), Chile, Brazil và Venezuela (2007), Australia và New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraine (2011), Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013), Myannar (2017).
- Đối tác chiến lược
Đối tác chiến lược là đối tác chiến lược là mối quan hệ mang tính chất toàn cục, then chốt và có giá trị lâu dài với thời gian. Mối quan hệ gắn liền với nhiều lĩnh vực phát triển cùng có lợi có thể bao gồm cả lĩnh vực an ninh quân sự. Mối quan hệ này cần phải có cơ chế và chính sách để thực hiện, các hoạt động hợp tác không nhất thiết phải ở cấp cao, mà có thể diễn ra ở từng ngành hoặc địa phương chỉ cần thông qua hệ thống chính quyền hoặc sở-ban-ngành, ví dụ như một trường đại học của Đức kết hợp với Bộ Giáo dục của Vietnam để cùng tạo ra một trường đại học Đức Việt chẳng hạn. Hiện nay, Vietnam có 15 mối quan hệ đối tác chiến lược, trong đó có Đức (2011)
Ở cấp cao nhất, đối tác chiến lược toàn diện thể hiện mối quan hệ hợp tác chặt chẽ ở cấp cao mang tính chất gắn bó lâu dài giữa hai nước, thường đòi hỏi 3 yếu tố: tương đồng cao về quyền lợi và hệ thống tổ chức xã hội; sự tin tưởng cao độ lẫn nhau giữa chính phủ và nhân dân hai nước; sự độc lập tối thiểu phải duy trì để giữ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Mối quan hệ đối tác này cần phải có phần cứng về thể chế (institution) vd: Uỷ bản hợp tác song phương Việt-trung.....và phần mềm về chính sách (policy) để vận hành. Để dễ hình dung, một mối quan hệ lâu đời và tin tưởng nhau như đồng minh Anh- Mỹ là một mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (một số nước gọi là quan hệ đồng minh)
Việt Nam hiện nay có quan hệ đối tác ở cấp này với ba nước: Nga (2012) - trung quốc (2008) và gần đây nhất là Ấn Độ (2016)
Quay lại dòng thời gian, mặc dù thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ rất lâu, hơn 40 năm, ngày 23/9/1975, nhưng phải đến tận tháng 10/2011, trong chuyến thăm của thủ tướng Đức Angela Merken, lần đầu tiên cụm từ "đối tác chiến lược" mới được nhắc tới trong Tuyên bố chung Hà Nội giữa bà thủ tướng và thủ tướng Vietnam bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng. Và để có được kết quả này không phải tự nhiên mà có, mà cần tới hơn 1 năm với 8 vòng đàm phán song phương. Trong "Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Đức - mối quan hệ đối tác chiến lược vì tương lai" có nhắc tới 5 lĩnh vực hợp tác then chốt gồm có: hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội.
Kế hoạch hành động chiến lược cụ thể của 5 lĩnh vực hợp tác nói trên gồm có một số điểm đáng chú ý như: dự án Ngôi nhà Đức tại thành phố Hồ Chí Minh (Deutsches Haus mới khánh thành ở 33 Lê Duẩn), xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án Ngôi nhà Việt tại Berlin, tiếp tục đối thoại Việt – Đức về nhà nước pháp quyền, các chương trình xử lý nước thải và kinh tế chất thải tại Việt Nam, phát triển đại học Việt – Đức thành một cơ sở nghiên cứu hàng đầu, mở trường dạy nghề bậc cao tại Việt Nam.
Mặc dù ở Saigon, Hanoi và các thành phố lớn, xe Mercedes và BMW cũng như các dòng xe Đức chạy đầy đường nhưng thực ra về kinh tế Vietnam mới là nước được hưởng lợi nhiều hơn trong mối quan hệ đối tác chiến lược với Đức.
Là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam vào thị trường Châu Âu, Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam vào Đức đạt giá trị gần 6 tỷ USD gồm các mặt hàng như dệt may, giày dép, cà phê, hàng nông thủy sản. Trong khi đó Đức xuất khẩu vào Việt Nam trên 2,8 tỷ USD gồm máy móc, thiết bị, ô tô, hóa chất, dược phẩm.
Về mặt ngoại giao, Đức đóng vai trò quan trọng trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EFTA) - thứ Vietnam đang rất muốn đạt được sau khi TPP đổ vỡ.
Các nhà đầu tư Đức coi Việt Nam là thị trường đầu tư tiềm năng ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tính đến hết tháng 4/2017, có 285 dự án của Đức tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD, đứng thứ 5 EU và thứ 20/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong khoảng 300 doanh nghiệp Đức đầu tư tại Việt Nam có các tên tuổi lớn như Siemens, Mercedes-Benz, Bosch, Deutsche Bank.
Đức còn là nhà viện trợ ODA lớn và thường xuyên cho Việt Nam với 2 tỷ USD từ năm 1990 đến nay. Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA 600 triệu Euro trong giai đoạn 2015-2017. Một số dự án lớn sử dụng ODA của Chính phủ Đức như xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nâng cao hiệu quả năng lượng khu vực nông thôn. Đức cũng là đối tác quan trọng của Việt Nam trong hợp tác dạy nghề, giáo dục, văn hóa, du lịch, tư pháp-pháp luật, khoa học công nghệ…
Nhìn chung, dù là mối quan hệ đối tác gì thì cũng dựa trên một cột trụ quan trọng đó là: niềm tin lẫn nhau.
Thôi thì mình "tốt" quá, mà bạn đã không nhìn ra lại còn đòi nghỉ chơi với mình thì đành trách bạn "dốt" thôi, chẳng lẽ lại tự trách mình, ai lại thế!
Với những người có quyền quyết định và vẫn đang im lặng, Đức-Việt giờ đây chỉ còn là tên của một loại xúc xích.
Hoàng Huy.
CHUYỆN HOA HỒNG
CHUYỆN HOA HỒNG
Đọc sách đọc vở, đi chỗ này chỗ khác, nghe người ta cứ nói “Bulgari là xứ sở của hoa hồng”, nhưng có lẽ những người nói câu đó họ chưa biết thế giới này còn có một đất nước xinh đẹp có tên là Vietnam.
Người Bul có những vườn hồng bạt ngàn nổi tiếng khắp trời Âu, nhưng ở Vietnam thì không chỉ tập trung ở Đà Lạt mà người ta trồng hoa hồng ở khắp mọi nơi từ Nam đến Bắc, thậm chí đã lên cả miền núi.
Trên thế giới, chỉ yêu nhau người ta mới tặng nhau hoa hồng. Còn ở Vietnam, người ta tặng nhau hoa hồng ngay cả khi không yêu nhau. Hoa hồng thế giới nở theo mùa tùy theo khí hậu, còn hoa hồng Việt Nam thì nở quanh nằm tùy theo thái độ.
Nếu bạn tặng một hoa hồng dạng nụ chúm chím, nhỏ xinh cho ai đó mà thái độ của người nhận vẫn chưa vui, chưa niềm nở, tức là bạn cần tặng hoa hồng dạng bông, dạng bó, dạng lẵng và thậm chí có thể ở dạng cánh đồng.
Vào bệnh viện, bác sỹ được tặng hoa hồng, bệnh nhân được tặng cái án tử không biết vì bệnh hay vì thuốc giả.
Vào trường học, ban giám hiệu được tặng hoa hồng, phụ huynh học sinh được tặng cái hóa đơn nhiều triệu cho những món đồ đáng giá vài trăm mà chưa chắc con em mình đã dùng tới.
Ra đường, quan ông quan bà được tặng hoa hồng, toàn dân được tặng ngay những cái trạm thu phí không đúng vị trí, tuy đặt dưới đất nhưng lại toàn thu phí giá trên trời.
Tôi còn nhớ mãi vẻ mặt bồn chồn xen lẫn khó chịu của một anh hướng dẫn viên công ty du lịch Vietravel khi dẫn một đoàn khách VIP sang Anh vào nhà hàng ăn mấy năm trước. Tưởng anh ta đau bụng hay có vấn đề gì nên tôi hỏi, hóa ra anh ấy đang đòi được tặng hoa hồng mà chủ nhà hàng nhất quyết không chịu mà còn hỏi ngược lại “Why do I have to give you?” (Sao tôi phải tặng anh?). Tôi phải nín cười để giải thích cho anh ta là ở đất nước này họ chỉ trồng hoa hồng trong công viên, chứ không trồng hoa hồng bừa bãi như ở nước mình. Anh ta bàn hậm hực bỏ đi, vừa đi vừa lẩm bẩm “Chẳng đâu như cái xứ này!”, chắc chê trách bọn tư bản ngu dốt không biết thưởng thức vẻ đẹp của một loài hoa mọc ở chốn thiên đường.
Thế đấy, ở nơi nào đó người ta coi hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, tôi không biết, nhưng tôi biết chắc, hoa hồng ở nước tôi đang là biểu tượng cho cái chết dần mòn của một quốc gia.
CHUYỆN CAFE SÁNG.
CHUYỆN CAFE SÁNG.
Cafe sáng với cậu em lâu ngày không gặp, nó có vẻ bức xúc lắm
"Vỉa hè được vài hôm thông thoáng, giờ lại đâu vào đấy. Em biết ngay là sẽ như thế này mà, nhưng theo anh là vì đâu?"
Mình thủng thẳng: "Vì văn minh lúa nước"
Nó ngạc nhiên ra mặt:
"Anh có nghe em nói không đấy. Em hỏi nghiêm túc anh lại trả lời đùa."
"Thì anh trả lời rồi đó thôi, chú không tin ah? Đây nhé:
Thay vì tìm hiểu và giải quyết tận gốc vấn đề là vì sao người ta phải tràn ra vỉa hè kiếm sống, tại sao lại đậu xe bừa bãi thì lại đi xua đuổi bà con buôn thúng bán bưng - chỉ là cái ngọn.
Thay vì giải quyết tận gốc vì sao đàn lợn quốc gia lại phát triển ồ ạt trong khi đầu ra quá rủi ro và thiếu quy hoạch vĩ mô thì lại đi vận động, năn nỉ mấy chục triệu người chưa-chắc-là-thích-ăn thịt lợn "ăn giùm" đàn lợn ế - hết giải cứu chuối, lại đến giải cứu dưa hấu, lợn gà - chỉ là cái ngọn.
Thay vì giải quyết tận gốc những yếu kém của một nền giáo dục không có triết lý, không có định hướng, cải tiến chất lượng và đạo đức người dạy học thì lại đi cải tiến chuyện thi cử của người đi học, năm nào cũng thi kiểu mới, kiểu mới, vốn chỉ là cái phần ngọn nhỏ nhoi và thứ yếu của vấn đề.
Ngàn năm trước ông cha ta đã chọn cây lúa nước, một loại cây ngắn ngày rễ chùm -ngắn và lại chỉ thu hoạch ở trên phần ngọn, thế nên con cháu bây giờ cũng chỉ biết nhìn vào ngọn mà không chịu thấy gốc thì cũng là dễ hiểu thôi, có gì lạ đâu.
Chú đã hiểu vì sao bọn Tây nó nói mình đẻ ngược chưa???
Câu trả lời chỉ là Đùa nhưng nỗi buồn thì có thật.
#CafeSang
MỘT GÓC NHÌN KHÁC: NGƯỜI VIỆT ĐANG NHÀN RỖI CẤP ĐỘ NÀO?
MỘT GÓC NHÌN KHÁC: NGƯỜI VIỆT ĐANG NHÀN RỖI CẤP ĐỘ NÀO?
Hôm nay tôi đi làm từ 7h sáng và dự kiến sẽ về tới nhà vào lúc 6h tối.
Một số người đã bắt đầu công việc từ lúc trời còn chưa sáng và sẽ còn về nhà muộn hơn tôi...
Rất đông những người ở đâu đó còn bận rộn và còn nhiều vất vả trên con đường xuôi ngược mưu sinh.
Nhưng nhìn chung chúng ta vẫn nên vui vì đang được sống trong một xã hội vô cùng nhàn rỗi, biết quan tâm và lo lắng cho nhau bậc nhất thế giới.
Bạn không tin ah? Cùng mở báo ra nhé.
Báo A: "Anh kia cặp với chị này....."
Báo B: "Anh kia bẹo má chị này....."
Báo C: "Anh kia chèo kéo chị này...."
Chưa bao giờ thấy ở đâu trên thế giới này thấy người ta thương nhau như thế, một cô "mất chồng" mà cả xã hội ngóng trông, mất ăn mất ngủ, miệt mài bình luận chuyện "được- mất"
Báo chí như lên đồng khi vớ được một mảnh đời tư bị tiết lộ, cộng đồng mạng sung sướng khi được thể hiện mật độ chuyên gia tư vấn hạnh phúc gia đình trên mét vuông cao nhất thế giới. Cuộc thi "Nào ta cùng bới" trở nên vô cùng ăn khách.
Là một điều đáng tự hào hay là một sự vô duyên dài tập khó giải thích???
Người ta cứ chê bôi chúng ta kém cái A yếu cái B không sản xuất được cái Z mà không biết nhìn vào điểm mạnh: người Việt rất giỏi việc biến chuyện riêng của hai người thành chuyện của nhiều người, và đặc biệt có năng khiếu bình luận về những vấn đề........không phải của mình và cũng chẳng cần hiểu rõ. Không hiểu sao những nhà làm chính sách chưa tính đến chuyện đưa nghề đàm luận viên trở thành mũi nhọn xuất khẩu lao động đem về ngoại tệ về cho đất nước thay vì đi làm giúp việc hay làm thợ may ở xứ người? Cái giỏi thì không phát huy, thật là thiếu sót!
Người Việt thường coi tình yêu gắn liền với sự sở hữu, và coi vợ-chồng như một dạng tài sản di động, coi tờ hôn thú như sổ hồng sổ đỏ, thế nên chỉ duy nhất trong tiếng Việt mới có các khái niệm "lấy vợ - lấy chồng" giống như lấy cái nhà, lấy cái xe, và "cướp vợ- cướp chồng" giống như cướp vàng cướp bạc. Đây là một cách dùng từ thể hiện rất chân thực tư duy của chúng ta, mặc dù với những người từ những nền văn hoá khác, họ thật khó hình dung như thế nào là "cướp chồng"??? Bạn đang đứng trên hè phố tay trong tay cùng chồng bạn, bỗng dưng một cô xinh đẹp chạy xe ngang qua, giật cái pặc ông chồng chạy mất, và bạn thành người bị mất chồng. Phải như vậy không?
Tình yêu - chuyện hôn thú tưởng chừng như phức tạp nhưng hoá ra lại chỉ gói gọn trong một từ: sự gắn bó. Chuyện hợp tan đơn giản chỉ là câu trả lời câu hỏi: Hai người còn muốn tự nguyện gắn bó với nhau trong hạnh phúc và vui vẻ không?
Thường thì chúng ta thường gặp khó khăn nhất trong việc nhận phần sai về mình để chấp nhận thất bại nên giải pháp dễ hơn là đổ ngay cho một kẻ thứ ba nào đó (nếu có).
Việc làm đầu tiên của bạn khi bị "cướp chồng" nên là gì? Không cần phải im lặng và điềm tĩnh để nhìn lại chính mình và mối quan hệ, chỉ cần lên báo gào thật to bới móc thật kỹ hay lu loa trên Facebook để thu hút sự cảm thương của những người xa lạ. Like- Share- hay Comment đều không có công năng hàn gắn những rạn vỡ nhưng lại rất dễ đào sâu thêm đôi bờ xa cách.Tất cả những việc đó chỉ giúp "nửa đã từng" của bạn có thêm lý do tin rằng quyết định của anh ta là........đúng đắn và tiếc rằng không làm việc đó sớm hơn.
Anh yêu chị 9 năm, rồi một ngày đẹp trời họ đều nhận ra họ không còn muốn gắn bó với nhau hay không còn phù hợp với nhau nữa, họ quyết định ngưng lại, anh thấy thanh thản, chị thấy nhẹ nhàng, chỉ duy có cộng đồng mạng là thấy.......tức tối.
Tình đang đẹp sao lại ngưng lại? Đang được ngưỡng mộ, vạn người mê ai cho phép tan vỡ? Tại sao cô ấy như thế mà anh ấy lại như thế???
Họ hồn nhiên nhận xét về cuộc sống riêng của bạn như thể bình phẩm về những bộ phim ngôn tình ăn khách.
Một tỷ những câu hỏi tọc mạch vô duyên được phát ra mà ít ai chú ý đến một sự thật giản đơn rằng: Cuộc đời của mỗi con người là hơi ấm, là mặt trời, là từng phút giây quý giá - ngắn ngủi, và đặc biệt, chỉ là một lần duy nhất, chúng ta đều được quyền sống,quyền yêu,quyền hạnh phúc để đẹp lòng chính mình chứ không phải để phục vụ thị hiếu của bất kỳ ai.
Dám buông bỏ để sống đúng với chính mình là một thứ bản lĩnh mà không phải ai cũng có.
Hãy cứ bận rộn yêu, bình tĩnh sống và mặc kệ một xã hội nhàn rỗi chỉ thích những bình luận ích kỷ và vô duyên. Sẽ vẫn là thế cho đến khi nào người ta đủ văn minh để hiểu rằng trên đời này còn có thứ gọi là PRIVACY (Quyền riêng tư) cần được tôn trọng, và khi ấy, họ sẽ thôi......nhàn rỗi.
Hoàng Huy.
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN: "CHỈ ĐẠO QUYẾT LIỆT"
CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN: "CHỈ ĐẠO QUYẾT LIỆT"
Mình có thú vui hay mày mò và nghiên cứu hơi sâu sâu tí về tiếng Anh theo cái kiểu tìm hiểu cho vui, cho biết chứ nhiều khi không chỉ để làm việc, nên hay được các bạn sinh viên- giáo viên ngành Anh nhờ cậy mỗi khi gặp ca khó. Hôm nay cũng như vậy.
Sáng bảnh mắt một bạn sinh viên ngành phiên dịch inbox cầu cứu: "Anh ơi dịch giúp em cụm từ "chỉ đạo quyết liệt" sang tiếng Anh với. Em thấy trong bản tin thời sự mà dịch không ra? Em dịch là "direct drastically" có được không anh?"
Mình giải thích với em là như vậy không được. Vì collocations (những nhóm từ hay đi kèm với nhau trong tiếng Anh, theo kiểu đã là girl thì chỉ có beautiful girl chứ không thể có handsome girl) của từ direct (chỉ đạo) tuyệt nhiên không thể có "drastically" (quyết liệt) được. Như thế là dịch khiên cưỡng, và mất tự nhiên, mặc dù direct đúng là chỉ đạo, mà drastically thì đúng là quyết liệt.
Giải thích vài lần bạn ấy có vẻ vẫn chưa hiểu, mình đành chơi chiêu, ngôn ngữ học không giải thích được thì dùng chính trị học.
"Thế này nhé, với bọn Tây, cái bọn mà tạo ra thứ ngôn ngữ đích em đang muốn dịch tới, chỉ đạo là chỉ đạo, direct là direct, cấp trên nói cấp dưới tuyệt dưới tuyệt đối nghe theo, nên họ chỉ cần nói "chỉ đạo" thôi gần như là đã đủ ý rồi. Chỉ là chỉ dẫn, đạo là đường đi, chỉ đạo tức là chỉ dẫn đường đi, người ta đã chỉ 1 lần thì cứ thế mà đi thôi,
Thế nhưng ở mình, cấp trên nói cấp dưới chưa chắc đã nghe, thậm chí không thèm nghe, tệ hơn nữa là còn làm ngược hẳn lại, thế nên người ta phải thêm từ "chỉ đạo quyết liệt" để phân biệt với "chỉ đạo" thông thường. Chỉ đạo là chỉ đường thông thường thôi, còn chỉ đạo quyết liệt tức là đã chỉ mà còn không thèm đi nên phải lôi đi xềnh xệch ấy. Tạm gọi đây là một hiện tượng ngôn ngữ chỉ có ở Việt Nam. Hehe"
Phải nói đến thế thì em ấy mới hiểu, và mình cũng động viên thêm, "Em cứ yên tâm, cái bác mà hay nói từ này nhất trên TV kỳ tới bác ấy không còn được chỉ đạo nữa đâu mà quyết liệt, cho nên em cứ yên tâm là lần sau em không gặp lúng túng nữa."
Giải thích cho bạn ấy xong, mình mới sực nhớ ra đã đến giờ đi làm, phải chạy ngay đến TransViet để tiếp tục "chỉ đạo quyết liệt" một số công việc hôm qua còn làm dở.
Thôi thì cả một tuần hoặc là "chỉ đạo quyết liệt" hoặc "bị chỉ đạo quyết liệt" rồi, cuối tuần cứ bình tĩnh mà sống vậy.
Chúc mọi người cuối tuần vui!!!!
Hoàng Huy.
DON’T JUDGE A BOOK JUST BY ITS COVER
Một bài báo cực kỳ xấu xí:
http://vntinnhanh.vn/…/hinh-anh-tiep-vien-vietnam-airlines-…
Bạn sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh trong bài báo này?
“Thật là mất thể diện quốc gia!”
“Thật là thiếu chuyên nghiệp!”
“Thật là …….blah blah…..!"
Đừng vội vã bởi sẽ là muôn ngàn cái “Thật là……” ác ý khác nữa nếu như bạn không biết rằng họ, những tổ bay vừa đáp khẩn cấp sau một chuyến bay bão táp, khi máy bay của họ không đáp đúng điểm đến vì thời tiết xấu và buộc phải chuyến hướng sang một sân bay cách xa dự kiến. Và những áo vàng áo xanh đang ngủ mê mệt kia đã hết mình quần quật làm việc suốt đêm vì sự an toàn và hạnh phúc của hàng trăm gia đình.
Nếu biết điều đó, bạn sẽ thấy những hình ảnh tưởng chừng không đẹp mắt kia lại thật đẹp, thật nhân văn và thật bình yên biết nhường nào.
Họ mơ gì trong những giấc ngủ chập chờn nơi đất khách kia?
“Ba ơi, mẹ đâu rồi, sao mãi chưa về?”
“Con ơi, sao mãi chưa nghỉ phép về với mẹ?”
“Sao không bao giờ thấy bố/mẹ em đi họp phụ huynh hết vậy???”
Xã hội luôn nhìn họ như những cô tiên bay, như những gì hào nhoáng và đẹp đẽ, xã hội luôn bắt họ phải đẹp, phải cười, phải thân thiện 24/7…….nhưng cũng có những phần chưa hoàn chỉnh của xã hội lại quên mất rằng trước khi làm một chức phận nghề nghiệp nào đó, họ cũng là những con người bằng xương bằng thịt, cũng là mẹ là cha của một ai đó, cũng là con của một ông bố bà mẹ nào đó, cũng biết khóc khi hoảng sợ biết cười khi sướng vui, chứ không phải một loại robot thân thiện được lập trình tự động.
Là đẹp đấy, là hào nhoáng, là “sang chảnh” đấy nhưng bạn có chắc bạn có đủ bản lĩnh để làm cái nghề này nếu được đề nghị không???
Là nghề không có khái niệm Tết Nguyên Đán, Tết Độc Lập và cũng chẳng mấy khi có mặt khi cả gia đình cần có mặt, nghề của họ chỉ có 2 loại ngày duy nhất “Ngày bay” và “ngày không bay”; không có khái niệm giờ hành chính hay giờ nghỉ ngơi.
Là những giấc ngủ vội vàng chập chờn nơi góc bếp, là những nụ cười khi lòng đang muốn khóc.
Là những tiếng tin nhắn ting ting báo đi bay bất chợt vỡ tan mọi hẹn hò, dự định.
Là những đợi chờ, mong mỏi chưa bao giờ nghỉ của những người thương yêu nơi mặt đất.
Là những phút giây thót tim khi tàu bay gặp sự cố hay đi vào khu vực thời tiết xấu.
Là tất cả những cay đắng thành lời và có khi chưa bao giờ biết kể cùng ai. Là những hi sinh mà người ngoài cuộc thật khó lòng hiểu hết.
Quay trở lại bài báo đầy ác ý kia, tôi thiết nghĩ chúng ta có quyền giơ máy ảnh lên để ghi lại những gì ta muốn nếu không bị cấm, tuy nhiên phòng chờ hạng Thương Gia (Business Lounge) là không gian nghi ngơi riêng tư đặc biệt, chưa nói đến là không được phép. Quý Lều Báo muốn sao đây? Muốn tiếp viên khi ngủ vẫn phải cười, hay muốn ngủ phải duỗi tay theo đúng kiểu người mẫu??? Hãy luôn thận trọng khi đưa ra bất kỳ lời bình phẩm nào, nhận xét nào bởi vì lời nói đã phát ra thật khó lòng thu lại được. Và khi cần lên tiếng, hãy lên tiếng với tất cả sự công tâm và trong sáng của những người cầm bút – vốn được trao cho sứ mệnh “định hướng dư luận”.
Một số người khi có đủ tiền để trở thành khách CIP thì lại lầm tưởng mình là VIP, có đủ tiền để ngồi hạng C thì lại lầm tưởng mình là Thượng Đế, và là Thượng đế thì được quyền phán xét xàm xí mọi điều khi chẳng cần nghe hết câu chuyện.
Thực ra, để đảm bảo chuẩn mực chuyên nghiệp với mọi hãng hàng không trong tất cả những tình huống bất khả kháng như trên, chỉ cần đại diện hãng hoặc tiếp viên trưởng của tổ bay lên tiếng thông báo và xin phép hành khách trong Business Lounge lúc đó, tôi tin phần đông những hành khách văn minh chắc chắn sẽ đều cảm thông và trân trọng nỗ lực làm việc của phi hành đoàn ngoài trừ thiểu số hành khách yêu thích sự hẹp hòi và xét nét. Thậm chí, nếu là cá nhân tôi, hoàn toàn có thể vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho các bạn tiếp viên.
Ranh giới của một nhà báo chân chính và một bồi bút rẻ tiền ngày càng mong manh hơn bao giờ hết, và qua bài báo này mới biết không phải cứ khách hạng C là không có tầm nhìn hạng Z.
Vé hạng C có tiền là mua được, nhưng sự cảm thông và tình người có vẻ quá xa xỉ với một số người, và cứ không phải già đi là có được. Đôi khi lớn tuổi đôi khi chỉ đi kèm với sự suy thoái về nhân cách và đạo đức nghề nghiệp.
Hơn bao giờ hết, những lúc như này, cần tiếng nói kịp thời hợp lý hợp tình của lãnh đạo VNA và Cabin Crew lên tiếng để định hướng đúng dư luận như một cách trân trọng những nỗ lực của các bạn tiếp viên. Đừng im lặng!
Đừng vội phán xét khi bạn chưa hiểu hết vấn đề– đó là bài học và điều mà tất cả những người có cái đầu không chỉ dùng để đội mũ, luôn cần ghi nhớ.
Hoàng Huy
#ngungphanxet #vna #vncabincrew
GIẢI ĐÁP BÍ ẨN: VÌ SAO VIỆT NAM NGÀY CÀNG NHIỀU "EM BÉ TUỔI 30"???
(Bài đăng trên Vietnamnet )
“Con ăn gì nào?” “Gì cũng được mẹ ạ.”
“Thế con uống gì” “Gì cũng được ạ”
Tình cờ một mẩu hội thoại ngắn của hai mẹ con ở quầy bán đồ ăn nhanh trong siêu thị thu hút sự chú ý của tôi, khi ấy đang đứng xếp hàng phía sau. Sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu như “cậu bé” trong câu chuyện mới chỉ khoảng tầm…20 tuổi. Tôi giật mình nhận ra rằng “Gì cũng được ạ”, “Thế nào cũng được” là một câu trả lời mà tôi nghe thấy nhiều từ những bạn trẻ mà tôi hay tiếp xúc kể từ khi trở về Việt Nam.
Đến mức độ, tôi có cảm giác rằng với một số những cô cậu học trò và với cả nhiều bạn trẻ thanh niên tầm tuổi tôi, “thế nào cũng được ạ” trở thành một câu trả lời quen thuộc cho mọi câu hỏi. Nó luôn được bật ra nhanh như thể một phản xạ được rèn luyện từ lâu.
Nhiều người sẽ nghĩ, điều đó chẳng có gì đáng để bàn vì đôi khi đó chỉ là biểu hiện của một người dễ tính, xuề xoà; nhưng ở một góc nhìn khác: biểu hiện này cũng rất có thể là kết quả của một thời gian dài, ý thức tranh biện- phản biện hay kỹ năng bày tỏ ý kiến cá nhân đã bị triệt tiêu rất sớm ngay từ môi trường gia đình.
Với ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá đặc trưng của dân tộc, quyền được đưa ra ý kiến- được phản biện ý kiến của người dưới với người trên luôn là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm và ít được nói đến. Nhiều khi ý kiến riêng của người trẻ đưa ra thường bị quy chụp là thiếu lễ độ, lễ phép, là “trứng khôn hơn vịt”. Ẩn sâu trong tiềm thức của người Việt, lẽ phải luôn thuộc về những người lớn tuổi hơn, nhiều kinh nghiệm hơn. Nghiễm nhiên, quyền quyết định luôn thuộc về bề trên, còn lớp trẻ thì “biết gì mà nói”. Thói quen tôn trọng và hỏi ý kiến của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời đã bị xem nhẹ và tiếp diễn trong suốt quá trình trưởng thành.
Thêm vào đó, các nhà trường truyền thống của Việt Nam, nơi thầy cô luôn đưa ra những câu trả lời được cho là chuẩn mực cho những câu hỏi, những vấn đề… thay vì học trò được quyền có những câu trả lời của riêng mình đã góp phần đáng kể nhấn chìm ý thức tư duy độc lập của học sinh. Tư tưởng “văn mẫu – bài mẫu – quan điểm mẫu” đã tạo những lớp đồng phục tư duy tẻ nhạt của những tâm hồn trẻ: Cám luôn luôn là ác, và Tấm rất chi là hiền…Tuyệt nhiên không có khoảng trống cho bất kỳ sự khác biệt nào.
Như một hệ quả tất yếu, dần dần hình thành một lớp thế hệ công dân không-có-chính-kiến, không có những ý kiến riêng của riêng mình về một vấn đề nào đó dù nhỏ hay lớn. Là mầm mống cho một lối sống thờ ơ, hời hợt và dài lâu hình thành sự vô cảm đáng sợ ở một bộ phận giới trẻ hiện nay, nhởn nhơ trước bạo lực và ngoảnh mặt trước bất công.
Kinh nghiệm thường được coi là vốn quý, là tinh hoa của những tháng năm trải nghiệm cá nhân, đươc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, kiến thức lại là vô bờ và không ngừng lớn rộng thêm từng ngày, trong khi kinh nghiệm thì lại luôn có hạn sử dụng và không phải luôn đúng trong mọi trường hợp. Hạn sử dụng của kinh nghiệm có xu hướng càng ngày càng bị rút ngắn lại trong bối cảnh thế giới đổi thay ngày một nhanh hơn như hiện nay. Một ví dụ dễ quan sát nhất đó là sự lấn át lẫn xung đột của chủ nghĩa kinh nghiệm các bà mẹ chồng với các nàng dâu hiện đại trong nuôi dạy con cái.
Sự áp đặt của người lớn đôi khi sẽ chỉ kìm hãm tư duy độc lập của người trẻ, và đó là lý do của thế hệ “những em bé tuổi 30” như chúng ta đôi khi có thể quan sát đâu đó như hiện nay –mà thủ phạm chính là sự lấn át về tư duy, sự bó hẹp về những sự lựa chọn trong thời gian dài của gia đình – bố mẹ, thầy cô và xã hội.
Phải chăng đó là một sự bất bình đẳng giữa các thế hệ? Phải chăng đó là một góc cạnh chưa hợp lý của những tư tưởng “khôn đâu tới trẻ, khoẻ đâu tới già” vẫn đang lan truyền biết bao đời nay?
Thay vì định hướng, và chỉ dẫn, người lớn không nên sử dụng quá bừa bãi quyền phủ quyết của mình để quyết định thay – sống thay luôn cuộc sống của những người trẻ. Bởi lẽ, mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, triệt tiêu mâu thuẫn một cách bất hợp lý cũng sẽ triệt tiêu luôn sự phát triển không chỉ của một hay vài thế hệ, mà còn là của đất nước. Nói một cách hài hước, “quyền đươc cãi” là một quyền mà có lẽ mà phần đông người Việt trẻ bị tước đoạt một cách bất hợp lý nhất và có hệ thống nhất.
Một trong những kỹ năng quan trọng mà giáo dục gia đình (parenting) cần phải làm được đó là dạy được cho trẻ kỹ năng bày tỏ ý kiến ngay từ những tháng năm đầu đời. Đã đến lúc xã hội phải có một góc nhìn cởi mở hơn , không phải cái gì có trước, cái gì lâu đời hơn thì sẽ là bất biến, là chân lý mãi mãi.
Là một câu chuyện vui nhưng hoàn toàn có thật, thường trong các buổi giới thiệu về công ty cho các nhân viên mới được tuyển dụng, tôi thường nửa đùa nửa thật nói “Ngoài các quyền lợi thông thường ở các công ty khác như lương – thưởng, ở đây, các bạn còn có một quyền đặc biệt đó là “Quyền được cãi” –quyền được phản biện để bảo vệ ý kiến của mình một cách chính đáng và xây dựng trước cấp trên và đồng nghiệp. Không có ý tưởng nào là luôn luôn đúng hay là tốt nhất, bởi sẽ luôn có những ý tưởng tốt hơn”.
Thật vậy, hãy trả lại “quyền được cãi” cho giới trẻ để chúng ta có thêm những thế hệ mới được độc lập tư duy, tự tin chèo lái đất nước tới những đỉnh cao mới.
Hoàng Huy.
TỔNG THỐNG OBAMA ĐÃ MANG ĐẾN CHO VIETNAM ĐIỀU GÌ????
Cách đây đúng 2 năm, khi giàn khoan HD 981 của trung quốc xâm phạm lãnh hải nước ta làm lòng dân sục sôi phản đối cũng là một dịp rất tốt để người Việt Nam nhìn thật rõ: ai là bạn (Friend) ai là thù (Foe) trong bức màn mờ ảo của một thế giới ngày một phức tạp và đầy biến động. Và lúc ấy, từ ở xa Tổ Quốc, tôi đã nhận ra một điều: Thực ra, Việt Nam đang rất cô đơn trên bàn cờ thế giới, chúng ta không có nhiều bạn tốt như chúng ta vẫn nghĩ.
Người Anh có câu “ A friend in need is a friend indeed.” (Người bạn khi cần mới là người bạn đích thực). Trong cơn biến động ấy, hơn bao giờ hết, chúng ta hiểu hơn nữa về từ BẠN và thế nào là BẠN?
Hai năm sau, người đứng đầu nước Mỹ đang có mặt ở Hà Nội và Sài Gòn giữa sự háo hức đón chờ của rất nhiều người dân Việt Nam với cái cách đón chờ một người bạn lâu ngày muốn gặp, khác hẳn với những lễ nghi mang tính hình thức hay dùng để đón tiếp các nguyên thủ quốc gia khác: những cái vẫy tay hời hợt và những nụ cười công nghiệp bên đường. Vì sao lại như vậy?
Vì ông ấy là một trong những người quyền lực nhất thế giới, điều hành đế chế kinh tế đáng nể nhất thế giới, tổng tư lệnh của lực lượng quân đội hùng mạnh nhất??? Không hẳn vậy, tôi nghĩ khác và nghĩ nhiều hơn về những điều ông đã mang đến cho Việt Nam trong chuyến đi này.
Nhiều người hay nói “Chơi với Mỹ…….luôn có quà”, thật vậy, năm 1994, tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, mở ra một thời kỳ phát triển kinh tế rực rỡ và ông Bill đã sang thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 2000. 16 năm sau, tổng thống Obama sang thăm Việt Nam với tin vui dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam khi gần hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên tôi không nghĩ đám đông người dân chào đón ông bên đường kia có nhiều người hiểu được lệnh cấm bán vũ khí sát thương là gì, nguyên nhân vì sao có cái lệnh đó và vì sao lại được dỡ bỏ vào đúng thời điểm này. Người dân luôn quan tâm đến những gì đơn giản và gần gũi hơn, và thông thường nhìn nhận của họ luôn đúng và làm nên thứ mà chúng ta hay gọi là lịch sử. Lòng dân chưa bao giờ sai.
Trong mỗi cuộc viếng thăm cấp nhà nước, người ta thường trông đợi nhất hai thứ, một là họp báo chung (joint press conference) và bài phát biểu của khách mời tại nước chủ nhà. Nếu như họp báo là công bố những thỏa thuận hợp tác đã đạt được, thì bài phát biểu của Tổng thống Obama lại chứa đựng nhiều hơn cả những ngôn từ ngoại giao sáo rỗng. Trên cả những tu từ và sự am hiểu quá xuất sắc trong bài diễn thuyết của Tổng thống, tôi nhìn thấy ở đó một sự chân thành và cởi mở của nước Mỹ- điều mà chắc chỉ riêng tôi và nhiều người Việt khác đều cảm nhận được qua sóng truyển hình.
Từ rất lâu rồi, rất nhiều người Việt luôn coi Mỹ là chuẩn mực của sự hoàn hảo. Tuy nhiên, Mỹ không phải là thiên đường, dù người ta vẫn hay thường nói Giấc mơ Mỹ, đất nước nào cũng có những vấn đề riêng của mình, tuy nhiên thái độ và cách ứng xử của những người đứng đầu đối với những vấn đề đó tạo ra sự khác biệt. Một sự khác biệt không hề nhỏ giữa Việt Nam và Mỹ. Ngài nói:
“Tôi không nói riêng về Vietnam, không quốc gia nào hoàn hảo. Hai thế kỷ qua, chính nước Mỹ cũng đang cố gắng đạt được lý tưởng của những người lập quốc, vẫn đang đối phó với hạn chế của mình như tiền chi phối chính trị, bất bình đẳng gia tăng, phân biệt chủng tộc và tội phạm, chênh lệch tiền lương giữa nam và nữ...
Chúng tôi có những vấn đề và không miễn nhiễm với chỉ trích. Tôi thề là tôi nghe chỉ trích mỗi ngày. Nhưng điều đó thúc đẩy tôi mở rộng đối thoại, để mọi người được lên tiếng, giúp chúng tôi mạnh hơn, thịnh vượng hơn, công lý hơn”
Mặc dù là người đứng đầu của hình mẫu tự do – dân chủ lớn nhất thế giới, Ngài Obama, không thể mang tặng điều đó cho Việt Nam dù nước Mỹ luôn cổ vũ nhiệt thành cho những giá trị phổ quát của quyền con người, mà bản thân Obama đã là một tượng đài lịch sử - tổng thống da màu đầu tiên ở một quốc gia đã từng là kinh đô của nạn kỳ thị chủng tộc. Vậy ai sẽ giúp Việt Nam?
Mặc dù là tổng thống quốc gia giàu có bậc nhất thế giới, nhưng Tổng thống Obama cũng không thể bốc tiền thuế của người dân Mỹ để tặng Việt Nam – một quốc gia xa xôi và thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình. Cá nhân Obama cũng không thể mang lại sự tiến bộ cho Việt Nam, bởi vì không có sự thay đổi nào diễn ra chỉ sau một đêm. Vậy ai sẽ giúp Việt Nam?
Câu trả lời và thông điệp của người đứng đầu nước Mỹ rất đơn giản,thành thật, và rõ ràng hơn bao giờ hết “Người Việt Nam sẽ quyết định tương lai của mình”. Nói một cách tường minh hơn, có thể hiểu rằng: Thế giới tươi đẹp là thế, nhưng muốn có những điều đó, các bạn hãy tự làm lấy chứ đừng chờ đợi thêm nữa.
Phần đông người Việt Nam thường chỉ thấy, chỉ vội ngợi ca sự giàu có, sự trỗi dậy kì diệu của Singapore, của Hàn Quốc, của Nhật Bản và gán với một cái cớ đơn giản có vẻ dễ chấp nhận là “quen Mỹ-thân Mỹ” mà thiếu chú ý đến ý chí vượt khó và tự lực vươn lên dữ dội của những dân tộc đó. Và bản thân nước Mỹ bây giờ cũng phải kính nể những quốc gia ấy.
Hơn bao giờ hết, người Việt Nam và đặc biệt là người trẻ cần một sự nhìn nhận khách quan hơn với lịch sử.
Giá như Tổng thống Henry Truman đã hồi âm thư của Hồ Chí Minh năm 1945-1946?
Giá như Việt Nam và Mỹ chưa từng là cựu thù trong chiến tranh?
Không. Cuộc sống và lịch sử đều không có chỗ cho những “Giá như”. Chúng ta không thể lên án hay kết tội quá khứ, sửa lại những gì đã qua, nhưng hoàn toàn có thể kiến tạo hiện tại và định hình tương lai bằng tư duy rộng mở đúng đắn và hành động tích cực.
Trong quá khứ, có kẻ hoài nghi "Mỹ mà tốt?"
Thế kỉ 21 của Việt Nam nên trả lời: "Mỹ không hẳn đã tốt, nhưng là lựa chọn phù hợp của xu thế thời đại."
Huân tước Palmerston, một nhà ngoại giao lỗi lạc của nước Anh từng nói "..Không có bạn không có thù, chỉ có quyền lợi là vĩnh viễn...." (Nations have no permanent friends or allies, they only have permanent interests)
Trong hình mẫu của thế giới hiện đại, không có nước nào bóc lột hay bắt nạt nước nào. Tuy nhiên, đó là hình mẫu, còn vấn đề của chúng ta hiện nay là hãy luôn cố gắng để tạo dựng những giá trị mà thế giới thèm muốn được "bóc lột" và không tự biến mình thành kẻ bị bắt nạt. Hình như thiếu lắm!
“Chúng ta đã học được bài học của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, rằng để đối thoại, cả hai bên đều phải sẵn sàng thay đổi. Khi đó, cuộc chiến vốn chia rẽ chúng ta nay lại là cội nguồn của tình bạn”
Và muốn như thế, Việt Nam không thể "nối vòng tay lớn" với một bàn tay nắm chặt. Có đổi thay không, Việt Nam?
Hoàng Huy.
THỦ KHOA KÉP VẪN THẤT NGHIỆP & NỖI ỚN LẠNH NHÂN SỰ "BẰNG ĐỎ".
(Bài đăng sáng nay trên Vietnamnet )
Lướt qua những trang báo, bạn sẽ dễ tìm thấy những bản tin buồn: thủ khoa kép (đầu vào - đầu ra) vẫn thất nghiệp, hay thạc sỹ, cử nhân đua nhau đi học.......trung cấp, thoạt nhìn có vẻ chua chát, có vẻ thêm một cái cớ để người ta đổ lỗi cho ngành giáo dục.Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận đây như những tín hiệu vô cùng đáng mừng cho đất nước, một sự đổi thay lớn đang đến gần.
Những tín hiệu này cho thấy sự khắc nghiệt của thị trường lao động đang và sẽ thực hiện sứ mệnh tự sửa chữa và điều chỉnh lại những bất hợp lý và lỗ hổng chất lượng đào tạo của ngành giáo dục- như một liều kháng sinh cần thiết.
Cuộc đua nhà nhà vào đại học, và phong trào phổ cập thạc sỹ, tiến sỹ tràn lan sớm muộn cũng sẽ phải đến hồi kết. Sự thần tượng mù quáng về bằng cấp, về danh hiệu......của đại đa số học sinh- sinh viên và gia đình các em cần phải bị sụp đổ mới có chỗ cho những đổi thay cần phải có.
Với tôi, đi học ngoài chuyện là cuộc hành trình đi tìm kiến thức- đi tìm tự do, luôn luôn là một cuộc đầu tư cần tính toán kỹ nhất trong cuộc đời mỗi con người.Trong đó tâm huyết-thời gian- tiền bạc và trí lực của người học và gia đình là dòng vốn, ngành học (học những gì- học ở đâu) chính là các danh mục đầu tư (portfolio), và chất lượng cuộc sống của bản thân người học sau khi tốt nghiệp chính là các tiềm năng về lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều gia đình Việt Nam không nghĩ vậy.
Tập quán đầu tư theo "hiệu ứng đám đông" của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh đang làm cho cán cân lao động của Việt Nam ngày càng mất đi sự cân bằng cần thiết cho một nền kinh tế khoẻ mạnh. Đã có thời toàn dân đổ xô cho con đi học IT như thể ngày mai nước ta ngay lập tức thành một thung lũng Silincon thứ hai, và dòng thác chứng khoán - ngân hàng cũng làm người ta mơ tưởng đến những Wall Street Việt chưa bao giờ tới. Cái luẩn quẩn "đại học là học đại" giống như cái vòng kim cô xiết hẹp dần lại tương lai của không chỉ nhiều bạn trẻ mà còn của đất nước.
Bằng tốt nghiệp dù có là hạng gì, ở trường nào, cũng chỉ dừng lại ở chức năng xác nhận rằng bạn đã hoàn thành một khoá học ở một trường học nào đó chứ hoàn toàn không phải là tấm vé đảm bảo rằng bạn sẽ có một chỗ đứng phù hợp như mong muốn trong đội quân lao động ngoài kia, càng không có vai trò như một bảo chứng cho sự thành công dài lâu của bạn.
Tuổi trẻ thường có thói quen ngủ hơi lâu và hơi sâu trên những thành công ban đầu mà quên mất rằng thành công luôn được xếp đặt xen kẽ với những thử thách mới tịnh tiến theo hướng khắc nghiệt hơn. Và nhiều bạn trẻ sẽ vẫn mãi bồng bềnh trên những nhầm tưởng cho đến khi họ đón nhận những thất bại đầu tiên sau cánh cổng của trường đại học khi mang hồ sơ đi xin việc, khi họ hiểu được rằng doanh nghiệp không phải là giảng đường, và chắc chắn ở đó không có những thầy cô giám khảo dễ dãi, mà chỉ có những nhà tuyển dụng vô cùng khắt khe.
Dưới vai trò của một nhà tuyển dụng, tôi ngỡ ngàng với năng lực thực tế của các bạn sinh viên mới tốt nghiệp. Bên cạnh một số ít ứng viên xuất sắc, là một tỷ lệ rất đông những hồ sơ không-biết-phải-nhận-xét-thế-nào.
Có rất nhiều ảo tưởng, có rất nhiều mơ hồ, có rất nhiều tự ti và cũng không ít những sự thất vọng khó nói hết thành lời. Một hiện thực dễ thấy là sự thụ động của phần đông các bạn sinh viên hiện nay.
Bằng giỏi đi kèm với những bản CV viết không thể cẩu thả hơn, những câu trả lời ngô nghê; bằng khá đi kèm với trễ hẹn giờ phỏng vấn, sự thiếu kinh nghiệm còn gói bọc qua loa trong những lời nói dối vụng về......có lẽ không còn là mới ở nhiều công ty mỗi mùa tuyển dụng.
Có lẽ, cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ không-làm-được-việc để định rõ trách nhiệm giữa ngành lao động và ngành giáo dục, hơn là một sự nhập nhèm trong những con số như hiện nay. Nếu như không kiến tạo đủ việc làm là lỗi vĩ mô, thì không đủ năng lực làm việc lại là quả đắng chung của "những nhà trường dạy kiến thức 60 năm trước" và bản thân những cá nhân dại khờ tin tưởng "học trên trường" là đủ.
Đất nước vừa đón nhận một vị Bộ trưởng Giáo dục mới, và rất may mắn vì tân Bộ trưởng không nhận mình là "tư lệnh", không coi "giáo dục là trận đánh lớn" nữa.
Nhân dân đã quá mệt mỏi với những "trận đánh liên miên trong giáo dục" suốt mấy chục năm qua, hơn bao giờ hết họ đang cần một nền giáo dục bình yên và ổn định để tạo ra một tương lai sáng hơn cho con em họ, cho đất nước. Giáo dục tuyệt nhiên không thể là chuỗi nối dài của những cuộc thử nghiệm, và học sinh tuyệt nhiên không thể là những sản phẩm thí nghiệm thêm nữa. Chiến tranh, một quyết định sai của chiến tướng, sẽ hi sinh sinh mạng của một thế hệ; còn giáo dục, một cải cách sai lầm kéo lùi sự tiến bộ của ít nhất vài thế hệ.
Thời đại "Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ...." dù muốn hay không cũng sẽ phải sớm chấm dứt để trở về đúng quy luật để trở về thành đấu trường lành mạnh nhưng khắc nghiệt của năng lực đích thực. Sẽ sớm thôi!
Hoàng Huy.
5 LÝ DO VUA HÙNG THIẾT THA ĐỀ NGHỊ TỪ NĂM SAU KHỎI CẦN LÀM GIỖ.
5 LÝ DO VUA HÙNG THIẾT THA ĐỀ NGHỊ TỪ NĂM SAU KHỎI CẦN LÀM GIỖ.
1. Hàng ngàn năm sau khi Vua mất, gần 100 triệu con dân của Người, phần đông vẫn không học được những điều đơn giản nhất mà cả thế giới (trừ trung quốc) đều biết: phải xếp hàng - phải tự giác giữ trật tự ở chỗ đông người, không chen lấn xô đẩy gây hỗn loạn, biết giữ văn minh khi đi du lịch- thăm quan. Khổ bà già, tội trẻ con, thương người có bệnh. Từ trên đỉnh non cao, nhìn đàn con có lớn mà không có khôn, Vua thấy mà buồn không tả xiết!
2. Mỗi lần Giỗ Vua, Vua lại thấy đau lòng trước thói hình thức- lãng phí kệch cỡm đến vô lý của đám cháu con. Thời của Vua, dù cho bánh chưng là đất, bánh dày là trời thì cũng chỉ nhỏ nhỏ xinh xinh như một nét văn hoá tươi đẹp; chứ không phải bánh chưng tấn rưỡi, bánh dày tạ hai như bây giờ. Ở miền cao, trẻ con còn mơ được ăn cơm có thịt, ở miền Tây, sắp khô hạn cả rồi, đất nước còn nghèo khó, nợ công mỗi lúc một dày, Vua lòng dạ nào mà ăn cho được. Và hơn cả, Vua đâu dám ăn vì ai dám chắc thịt nhân bánh không có chất tạo nạc, gạo nếp kia không phải hạt nhựa Tàu, ăn vào có khi Vua băng hà lần nữa. Vua thấy mà đắng lòng!
3. Mỗi lần giỗ, Vua mệt mỏi vì những lời khấn nguyện xàm xí của cháu con. Kẻ cầu cho con được trúng mánh lên đời xe, đứa thì mong cho con được thăng quan tiến chức, ti tiện hơn thì cầu cho con năm nay xà xẻo được nhiều......Vua nghe xong chỉ muốn đuổi tất cả lũ về, tìm ngay lại chuyện Mai An Tiêm mà đọc. Không có quả ngọt nào chỉ cần cầu khấn mà có. Thế kỉ nào rồi mà còn mơ làm ít ăn nhiều. Phải là nước mắt, mồ hôi gian khó, trí tuệ cần cù mới mong có hoa thơm trái ngọt. Vua thấy mà thêm sầu!
4. Vua buồn khi cháu con chỉ mượn cớ giỗ Vua để thêm ngày nghỉ, bày trò nhậu nhẹt tối ngày, say xỉn hò hét như thể nơi rừng xanh núi đỏ. Để rồi mỗi lần giỗ vua xong là năm sau lại thành giỗ của vài ngàn đứa chết vì tai nạn giao thông rồi đánh nhau ẩu đả. Thương cha Lạc mẹ Rồng thì cố gắng làm lụng chăm chỉ, đừng hò nhau đổ về Phú Thọ nữa, núi Nghĩa Lĩnh đã chật chội lắm rồi. Vua ngẫm mà thấy ứa nước mắt.
5. Giỗ Vua nhưng ngày càng ít cháu con biết về lịch sử. Quang Trung giờ chúng nó còn cho thành bạn chiến đấu của Nguyễn Huệ thì nói gì đến vua ở cách đó cả ngàn năm. Lịch sử cách đây vài chục năm đã bị xói mòn nghiêm trọng, Gạc Ma không ai nhắc tới, Vị Xuyên ngày càng nhiều người quên......thì nói gì đến 18 đời họ nhà Hùng của Vua tên dài dòng khó nhớ. Vua nghĩ tới mà giận khôn cùng!
Tổ tiên nào cũng mong muốn được thờ cúng, được cháu con nhớ tới, nhưng hơn hết tất cả tổ tiên mong muốn cháu con sống tốt- sống đẹp - sống có ích trong một đất nước hùng cường- văn minh- lịch sự. Vua chết cả ngàn năm nay rồi còn thiết tha gì nữa đâu một ngày giỗ mọn. Chi bằng từ năm sau toàn dân vẫn cứ đi làm ngày 10/3 Âm lịch nhưng lấy lương bổng ngày đó để làm từ thiện cho đồng bào. Suối sâu còn cần cầu, núi cao học sinh còn cần "Cơm có thịt", đồng bằng cần học phép tắc ứng xử văn minh, trẻ con cần học ngoan ngoãn, người lớn cần tự sửa mình để lúc nào cũng làm người tử tế chứ đợi lúc về hưu thì đã quá muộn.....Chỉ cần vậy thôi là Vua chẳng cần giỗ nữa rồi mà vẫn sống đời đời bên cháu con hạnh phúc.
Hoàng Huy.
NƯỚC MÌNH CÓ BAO NHIÊU MINH BÉO?
NƯỚC MÌNH CÓ BAO NHIÊU MINH BÉO?
(Bài đăng trên Tuần Việt Nam - Vietnamnet)
Một vài lần xem hài của Minh đóng không đủ làm tôi ấn tượng. Tôi vốn dĩ không thích thú lắm với lối chọc cười của người miền Nam. Tuy nhiên điều làm tôi thực sự quan tâm khi nghe tin diễn viên Minh Béo bị tạm giữ tại Mỹ vì cáo buộc “lạm dụng tình dục trẻ em”.
Không phải vấn đề anh ta sẽ bị tuyên phạt bao nhiêu năm tù, vì theo nguyên tắc tòa chưa tuyên án, bị cáo vẫn là vô tội. Tôi cũng không quan tâm đến sự giận dữ nhất thời của dư luận đang đổ lên đầu Minh và gia đình anh. Điều tôi quan tâm nhất đó là câu hỏi: Sẽ có bao nhiêu người Việt Nam sẽ dễ dàng bị cáo buộc những tội danh tương tự như Minh Béo nếu như đất nước chúng ta đang sống không phải là Việt Nam?
Nhiều người sẽ nói “Chẳng ai cả, vì số ít người như Minh béo là bệnh hoạn, là thiểu số không đáng kể”. Tuy nhiên, câu trả lời của tôi sẽ làm nhiều người giật mình: “Sẽ có rất nhiều người Việt Nam phạm tội. Nếu sống ở nước ngoài, và con số đó đủ lớn để hình thành nên một tỷ lệ phần trăm dân số”.
Bao nhiêu người trong số chúng ta có thói quen “cho bác xem nào… cho cô xem nào…” rồi tha hồ bình phẩm, cười nói, thậm chí nghịch ngợm phần riêng tư của mấy cậu bé trai? Rất nhiều.
Bao nhiêu người trong số chúng ta có thói quen ôm ấp, hôn chùn chụt những cô bé cậu bé và hồn nhiên coi đó như những cử chỉ yêu thương, không cần biết các “bị ôm” “bị hôn” kia có thích hay không? Rất nhiều.
Trong số ấy, có cả bố-mẹ-ông-bà-cô-dì–chú-bác- người thân của các bé. Ở ngoài Việt Nam, các “bị ôm”” bị hôn” ít tuổi kia sẽ luôn luôn được bảo vệ toàn diện khiến cho nhiều người trở thành “bị cáo” quấy rối tình dục trẻ em.
Tâm lý “Trẻ con- Biết gì!”của số đông người Việt vô hình chung dẫn đến những hành vi mà thế giới văn minh coi đó là vi phạm luật pháp và nhân quyền, là “quấy rối tình dục trẻ em”, bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Nhìn nhận một cách khách quan, chính vì trẻ con “không biết gì” nên mới rất cần sự “biết gì” của người lớn để bao bọc, chở che. Tuy nhiên có vẻ nhiều người lớn Việt cũng không biết gì hơn con trẻ. Mỗi ngày vẫn có vô số những bức ảnh của các ông bố bà mẹ hồn nhiên khoe ảnh con trong những khoảnh khắc riêng tư tràn lan trên các mạng xã hội.
Họ ngầm hiểu rằng là con tôi – và tôi có quyền khoe, có quyền hãnh diện, và việc đó là vô hại. Họ không hiểu rằng như vậy đã xâm phạm quyền riêng tư của những công dân chưa biết nói. Bao nhiêu người trong số người lớn trưởng thành như chúng ta chấp nhận chuyện đang đứng thì có một người lạ tiến tới ôm hôn, vuốt má vuốt tóc, hay ngang nhiên chụp hình?
Nếu chúng ta không thích, tại sao chúng ta lại bắt con trẻ phải chịu đựng những chuyện đó, hay vì tiếng nói và nhận thức của các em còn quá nhỏ bé để phản kháng?
Tôi có một kỉ niệm đáng xấu hổ trong những năm đầu tiên sống ở nước ngoài: buổi chiều hôm đó khi đang lang thang trong công viên Holland Park, Luân Đôn chỉ để chộp lấy cho riêng mình những khoảnh khắc đẹp của một ngày chủ nhật bình yên. Tình cờ tôi bắt gặp một bé trai cực kỳ dễ thương khoảng 2 tuổi đang ngồi chơi trong vũng cát. Mái tóc vàng óng và vẻ mặt hồn nhiên của cậu bé làm tôi rất muốn thu lại hình ảnh này vào trong ống kính, nhưng nhìn quanh không thấy có người lớn nào trong có vẻ là phụ huynh của bé để có thể xin phép họ.
Trong một phút bừa bãi của tư duy, và cũng nghĩ việc làm của mình là vô hại, tôi đánh liều đưa máy lên định chụp một tấm. Thật bất ngờ và cũng thật xấu hổ, cậu bé trai còn lại chỉ khoảng 4-5 tuổi, nhỉnh hơn một chút và có vẻ là anh trai, đầu đội chiếc nón đặc trưng của người Do Thái, đứng phắt dậy lấy bàn tay nhỏ xíu che ống kính của tôi lại và nói rất lớn “Stop!” (Dừng lại).
Tôi vội vã xin lỗi cậu bé và giải thích cho cậu bé rằng tôi chưa hề chụp, và cúi mặt bỏ đi. Bài học be bé của tôi chiều ngày hôm ấy lại là sự thất bại không hề nhỏ của một nền giáo dục xem nhẹ vấn đề phòng chống xâm hại như ở nước ta.
Suốt 12 năm đi học phổ thông và thậm chí 4 năm học đại học tại Việt Nam, chưa hề có một trang sách nào nhắc tôi chuyện dạy học sinh phải xin phép trước khi muốn chụp ảnh ai đó (đặc biệt là trẻ em) và cũng chưa bao giờ dạy cách phòng tránh xâm hại trực tiếp hay gián tiếp.
Hôm đấy, tôi chính thức biết rằng 16 năm đi học trường lớp của tôi đã thua kém hẳn một cậu bé 5 tuổi Do Thái hình như chưa đi học nhưng được trang bị rất tốt những kỹ năng mềm để bảo vệ và phòng tránh xâm hại cho bản thân và người thân.
Chúng ta có thể đổ lỗi cho giáo dục, cho nét văn hóa đặc trưng từ ngàn đời, và đổ lỗi cho cái gì đó chúng ta thấy là hợp lý. “Ở xứ này không chỉ mình tôi như thế”. Việc chúng ta cần làm nhất bây giờ không phải là đổ lỗi, mà phải là hành động. Sự thay đổi tư duy để sẽ ngày càng ít đi những sự việc đáng tiếc như vụ việc của Minh Béo không chỉ ở nước ngoài mà ngay trên chính đất nước của chúng ta.
Không chỉ là trang bị thêm những kiến thức phòng tránh lạm dụng cho con trẻ, mà hơn cả, mỗi người lớn nên nhìn lại chính những hành vi tưởng chừng như vô hại của mình.
Đã đến lúc ấy, muộn còn hơn không!
TÊ PÊ PÊ (TPP): ANH LÀ AI?
(Bài đăng trên Tuần Việt Nam - Vietnamnet. Link trong comment đầu tiên)
Sự tích TPP
Thế giới ngày nay từ đâu mà ra? Có người nói là do Phật tạo thành, có người nói do Bụt dựng lên, số khác quả quyết rằng chắc chắn là do Thượng Đế, do thánh Ala hay một vị thánh tối linh nào đó tạo ra, tuỳ thuộc vào đức tin của họ. Với các nhà sử học, nhiều người chia sẻ niềm tin rằng, thế giới như chúng ta đang thấy là kết quả hình thành từ các cuộc chiến tranh và xâm lăng trải dài suốt lịch sử, dẫn đến sự ra đời của các quốc gia, các liên minh- các trục quyền lực và lợi ích…
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của thương mại quốc tế, thế giới ngày hôm nay có được lại là nhờ sự ra đời của những cái chợ lớn nhỏ, đó đây trên khắp địa cầu. Kể từ những phiên chợ đầu tiên trên thế giới có nguồn gốc từ thế kỉ 11 ở khu vực Tây Âu cho đến những phiên chợ ảo – những giao dịch thương mại điện tử diễn ra trên Internet ngày nay đã cho thấy một nhu cầu không ngừng của con người và mọi xã hội về giao thương, trao đổi hàng hoá.
Ở quy mô lớn hơn, các FTA (Free-Trade Agreement) – những hiệp định thương mại tự do, những “phiên chợ” được hình thành giữa hai hay nhiều quốc gia. Và từ ngày 05/10/2015, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào một trong những phiên chợ được đánh giá là giàu tiềm năng nhất hiện nay, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, viết tắt là TPP) gồm 12 quốc gia thành viên bao gồm Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản.
TPP được bắt nguồn từ sáng kiến hợp tác giữa các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore năm 2005. Tuy nhiên, phiên chợ này chỉ thực sự trở nên nóng bỏng và đặc biệt hấp dẫn khi Mỹ tuyên bố tham gia TPP vào tháng 9/2008 và định hướng phát triển ở quy mô lớn hơn: xây dựng một FTA hoàn toàn mới. Kế tiếp đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.
Trải qua 19 phiên đàm phán chính thức và giữa kỳ, sau rất nhiều lần trì hoãn kể từ tháng 3/2010,TPP là mô hình hoàn toàn mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và rất có thể sẽ là hạt nhân cốt lõi để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Là hiện thân của chiến lược “xoay trục sang Châu Á” về kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama, TPP hứa hẹn sẽ đem lại thêm cho thế giới khoảng 300 tỷ USD giá trị GDP mỗi năm sau khi chính thức ra đời.
Gia nhập TPP Việt Nam được gì?
Mặc dù không phải là “phiên chợ” lớn nhất thế giới (Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã là thành viên từ 11/01/2007), nhưng TPP còn có tác động mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam hơn cả WTO. Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu từ các quốc gia thành viên, TPP đã tỏ ra ưu việt hơn hẳn “ông lớn” WTO do thiết lập được các luật quốc tế với phạm vi can thiệp sâu hơn như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động…
Một lợi thế mà WTO với quy mô quá lớn (161 thành viên) khó có thể có được do luôn mất nhiều thời gian và nỗ lực hơn để có thể đạt được tới một sự đồng thuận chung.
TPP: Thoát Trung về kinh tế????
Lợi ích to lớn nhất mà Việt Nam sẽ có được khi là thành viên của TPP đó là tìm được một đối trọng đủ nặng để có thể tái cân bằng được quan hệ thương mại với các thị trường truyền thống trọng điểm hiện nay, giảm bớt ảnh hưởng lệ thuộc vào một thị trường nhất định, đặc biệt là Trung Quốc- tên gian thương hàng đầu thế giới(không là thành viên của TPP). Với tỷ trọng hơn 60% kim ngạch xuất nhập khẩu, trong đó riêng nhập khẩu lên tới 75% đến từ khu vực Đông Á, Trung Quốc, Đài Loan và ASEAN….., Việt Nam sẽ chịu nguy cơ rủi ro lớn nếu nhóm thị trường này có những biến động xấu. Cùng với thoả thuận FTA mới đạt được gần đấy với EU, TPP với sự có mặt mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Canada, Úc……. sẽ là một hướng đi giàu tiềm năng để Việt Nam từng bước thoát khỏi sự mất cân đối trong với nền kinh tế lớn láng giềng đang ngày càng tỏ ra nhiều dấu hiệu thiếu ổn định.
Thứ hai, mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Khi thuế nhập khẩu trở về 0%, sẽ nâng cao đáng kể lợi thế cạnh tranh cho các ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam như nông thuỷ sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ……giúp nhóm ngành này có cơ hội lớn hơn trong việc mở rộng thị phần.
Lợi ích vượt trội hơn hẳn cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn như Mỹ, Úc, Nhật với hàng rào thuế quan bằng 0%, đó là dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam, tạo ra lượng công ăn việc đáng kể đi kèm với năng lực sản xuất mới. Thêm vào đó, TPP sẽ thúc đẩy Việt Nam phải giải nhanh hơn bài toán phân bổ nguồn lực, tái cấu trúc lại mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả hơn đi kèm với xu hướng minh bạch hoá và những nỗ lực đổi mới chính sách, cải thiện thể chế kinh tế.
Gia nhập TPP Việt Nam “sợ” gì và cần gì?
Bất kỳ một hiệp định thương mại tự do nào cũng bao gồm cả rất nhiều thách thức mới bên cạnh những cơ hội phát triển đối với các quốc gia thành viên, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Bất chấp việc 7 trong số 11 thành viên đã có FTA song phương với Việt Nam, sức ép cạnh tranh sẽ vẫn là một từ khoá nóng đối với cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không quá khó để dự đoán được những trận đọ sức quyết liệt ngay chính trên sân nhà giữa các doanh nghiệp Việt với các ngoại binh trong ba ngành: ngân hàng, phân phối và viễn thông giá trị gia tăng. Do TPP sẽ mang lại quyền tiếp cận tự do hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài chính) để họ được đối xử tốt hơn hoặc bình đẳng tại sân chơi chung giữa các quốc gia thành viên.
Trong khi năng lực xâm nhập thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm, một kịch bản dễ hình dung là doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị lấn lướt ngay tại thị trường nội địa khi TPP mở ra.
Khoảng trống giữa những cam kết rộng và sâu của Việt Nam với TPP và hệ thống hành lang pháp lý hiện có về: công đoàn độc lập, người lao động, vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, môi trường và bảo hộ ……cũng là một bài toán lớn mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải giải quyết một cách hiệu quả và có hệ thống nếu như không muốn bị sa lầy vào những rủi ro lâu dài.
Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu và rộng hơn, quy luật sinh tồn và đào thải ngày càng tỏ rõ sức mạnh trong cuộc cạnh tranh dữ dội để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nếu như không sự chuẩn bị và nâng cao năng lực với tầm nhìn dài hạn, sẽ rất nhiều doanh nghiệp Việt sẽ đuối sức khi bơi ra biển lớn, nhất là khi sự bao bọc từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ yếu dần và không còn nữa. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ngày càng đứng trước áp lực: hoặc là mạnh mẽ để cạnh tranh, hoặc là bị nuốt chửng theo xu hướng mua bán- sáp nhập mạnh mẽ sắp diễn ra. Tuy nhiên, TPP và các hiệp định FTA trong tương lai chắc chắn sẽ là một liều thuốc quý, một đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển và trưởng thành hơn trong sân chơi kinh tế toàn cầu.
GIẢNG VIÊN BÁN XÔI, THỢ CÀY NGHIÊN CỨU: THÌ ĐÃ LÀM SAO???
(Bài đầu tiên từ Vietnam - Đăng trênTuanvietnam.net )
Cuối tuần mới có thời gian đọc kỹ những tờ báo ưa thích mà ngày thường chỉ có thời gian đọc lướt qua tít, tôi vô tình bắt gặp câu chuyện tâm sự của một bạn giảng viên tâm sự trên Vietnamnet chuyện lương nghề không đủ sống, không đủ nuôi con......tính chuyện sẽ bán xôi để kiếm sống.
Thấy dư luận xì xầm, rì rầm rồi lại ầm ầm lên tiếng, lại lao xao, bàn ra tán vào như thể một sự bất thường gì ghê gớm lắm. Tôi lại thấy: Có gì đâu mà lạ??? Đó là một tín hiệu đáng mừng!
Câu chuyện này của chị giảng viên kia làm tôi nhớ đến một câu chuyện khác tương tự vài năm trước, chỉ có điều ở cách xa Việt Nam. Một lần đi siêu thị Iceland - một chuỗi siêu thị chuyên bán hàng đông lạnh ở Anh, tôi đã giật mình nhận ra một cô Tiến sỹ người Anh, giảng viên Khoa Toán trường mình đang học đang làm..........thu ngân ở đó. Vốn có chút quen, tôi lại gần hỏi chuyện, chị nói "Tớ thấy mình không còn phù hợp, không còn thấy thích công việc giảng dạy và nghiên cứu nữa nên quyết định "quit the job" (nghỉ làm) để xin vào làm ở đây, hàng ngày được nói chuyện gặp gỡ rất nhiều người. Tôi hỏi chị “Thế làm ở đây liệu có đủ sống không?”. Chị cười và đáp “Cậu thấy đấy, có rất nhiều người vẫn đang sống đó thôi, vấn đề không phải là thu nhập, vấn đề là sự lựa chọn thôi.” Và trong ánh mắt chị, tôi thấy sáng lên một niềm vui rất thật. Tôi giữ câu chuyện đó như một kỉ niệm về sự lạ của trời Tây.
Cuộc sống là như vậy, tương lai luôn bất định, ai biết ngày sau tương lai ta thế nào, nhưng sống hết mình và luôn biết mình cần phải làm gì âu cũng đã là một điều may mắn. Đừng chạy theo những cái bóng mộng tưởng dù cái bóng đó luôn được tung ra từ một thế lực có vẻ đáng sợ mang tên "Dư luận".
Giảng viên ai lại bán xôi, đi phục vụ người khác?
Hai Lúa ai lại đi nghiên cứu khoa học, đi lấn sân các giáo sư tiến sĩ?
Cử nhân ai lại đeo biển đứng giữa đường, đi tìm việc theo kiểu của những người lao động phổ thông?
Học đại học Luật ai lại đi bán bún, việc làm dường như chỉ dành cho những người không bằng cấp?
Người ta cứ bận rộn hỏi nhau những câu hỏi kiểu đó mà quên mất rằng: chúng ta đều đang đứng trên mặt đất này để phục vụ lẫn nhau bằng cách này hay cách khác. Miễn là trong ranh giới của sự lương thiện, mọi cá nhân- mọi nghề nghiệp và công việc luôn cần được đối xử một cách bình đẳng và trân trọng.
Tổng thống Mỹ Abraham Lincon từng nói "Không có nghề thấp hèn, chỉ có người thấp hèn" và một trong loại người thấp hèn đang tràn lan trong xã hội hiện nay là loại người đã không hiểu hoàn cảnh của người khác nhưng lại luôn thích phán xét, dạy dỗ theo kiểu "Sao bác lại làm thế?" hay ""Đừng chường mặt bán xôi kẻo mất mặt nghề giáo". Đó là hiện thân của một sự bàng quan, vô cảm đáng sợ.
Dư luận xã hội thường hay vỗ tay tán thưởng và thích thú trước những anh nông dân Hai Lúa chế tạo thành công máy bay, máy móc, vậy thì tại sao chúng ta lại không dám vượt qua những định kiến cũ kỹ để tán dương, động viên những người trí thức thấy rằng mình không còn phù hợp với môi trường cũ, và dám táo bạo mở lối đi riêng như chị giảng viên dự định bán xôi, hay cô gái tốt nghiệp đại học Luật mở hàng bún???? Ngôi sao, ca sĩ mở kinh doanh riêng, thì dù là mẹt bún đậu hay gánh bún riêu cũng được tung hô, đón nhận. Còn những người tri thức, có bằng cấp, tại sao họ lại không được hưởng một nhân quyền rất cơ bản: sống với chính mình và nguyện vọng của mình.
Đã không dưới một lần, khi đất nước còn khó khăn, rất nhiều thầy cô giáo đã phải tạm biệt giảng đường, lớp học để toả đi mọi nẻo đường mưu sinh của cuộc sống; mà bây giờ đôi khi ngay trên đường phố chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó những dấu tích về một thời gian khó: Quán cơm Bà giáo, hiệu thuốc ông giáo……Và cũng rất nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà quản lý, những doanh nhân thành đạt.....Họ vẫn luôn đáng kính, đáng trân trọng trong mắt học trò và xã hội.
Thay đổi bản thân là một trong những dạng thức thay đổi khó khăn nhất mà mỗi chúng ta ở lúc này lúc khác trong cuộc đời đều phải trải qua để phát triển. Dám đổi thay, dám vượt qua nỗi sợ vô hình là một kỹ năng mềm mà dường như xã hội chúng ta đang rất yếu.
"Sợ người ta nói" là một hội chứng tâm lý mãn tính mà người Việt Nam rất dễ mắc phải. Và "người ta" đang lộ rõ mặt là một thế lực vô hình cản trở sự phát triển của tiến bộ xã hội.
Giảng viên phải tính chuyện đi bán xôi để kiếm sống, hay cử nhân phải mang biển đứng trên đường để tự xin việc tưởng chừng như là những câu chuyện buồn của những cá nhân nhỏ bé, của nền giáo dục thừa thầy thiếu thợ nhưng lại là một chỉ báo quan trọng cho thấy những tín hiệu đáng mừng về sự thay đổi tư duy trong xã hội. Người Việt của năm 2015 đã ngày càng thực tế và thức thời hơn, đã dám hành động chứ không bó gối sợ hãi những định kiến èo uột của những ngày xa cũ. Thêm nhiều tiến sỹ bán xôi, thạc sỹ giao hàng, cử nhân chạy chợ....sẽ là liều thuốc đắng buộc xã hội, buộc các ông bố bà mẹ phải rùng mình mà nghĩ lại trước khi thô bạo đẩy con cái mình vào vòng xoáy chạy đua bằng cấp cho bằng bạn bằng bè bất chấp thực lực của con em mình và bỏ qua nhu cầu của thị trường lao động.
Từng bạn học sinh, sinh viên cũng buộc phải suy nghĩ nghiêm túc hơn, sâu sắc hơn trước mỗi mùa thi – trước những lựa chọn khó khăn để đúng để bước vào đời.
Cuộc sống luôn khắc nghiệt như nó cần phải vậy, tự nhiên có quy luật chọn lọc riêng, và xã hội cũng vậy. Chúng ta không thể mãi lấy cái bụng đói mà nuôi lòng tự hào, không thể nuôi những kỳ vọng xa xôi trong tiếng con khóc. Hãy dám đổi thay, hãy đừng chần chừ chạm chân xuống mặt thô ráp của cuộc sống thay vì chạy theo những mộng tưởng không còn phù hợp.
HAI HẢI DƯƠNG BUỒN – MỘT DÂN TỘC ĐAU.
Cả tuần qua Việt Nam rúng động trong đau buồn vì chung một cái tên: "Hải Dương" – từ cả hai đầu đất nước. 90 triệu người dân trong nước mấy triệu đồng bào ở nước ngoài cùng bị ám ảnh bởi hai từ: thảm sát – một nỗi sợ nhân bản mà có lẽ lâu lắm rồi, không có chiến tranh, không có bom đạn, hiếm khi nào người ta nghĩ tới giữa thời bình.
Bình Phước buồn, giận, và xấu hổ về chàng trai trẻ Nguyễn Hải Dương – nghi can bị cho là đã tàn sát cả gia đình bạn gái cũ chỉ vì thất bại trong chuyện tình cảm. Và như thường lệ, món cướp-giết-hiếp lại được đẩy lên đầu thực đơn thị hiếu tin tức của người dân. Khắp nơi khắp chốn, nhà nhà, báo báo tranh thủ đưa tin, bình luận, tự điều tra và không ngừng phán xét. Người ta chụp mũ, người ta phỏng đoán, người ta tự phán xét, người ta bận rộn đủ thứ việc của công an-công tố-toà án nhưng cũng không quên đặt ra đủ thứ giả thuyết, không quên chế hình, cười cợt trêu chọc nhau trên mạng xã hội……để tiếp tục làm đau lòng những người còn sống, để hành hạ gia đình đã không-thể-bất-hạnh-hơn-được-nữa của nạn nhân và cả của…..nghi phạm bằng cái được gọi là dư luận, là sự căm phẫn, là tiếng nói lòng dân……...Còn với mình, thì gọi đó là sự hồ đồ của một đất nước già “4000 năm” nhưng chưa có một ngày đủ khôn lớn. Mấy chục triệu con người, trong đó có ít nhất vài chục triệu mảnh bằng đại học, phần đông là giới trẻ- lực lượng luôn được mong chờ là lá cờ hi vọng của tương lai……..nhưng không thể kiếm nổi ra được một sự bình tĩnh và im lặng cần thiết để nhìn nhận và đánh giá vụ việc một cách thấu đáo. Nhiều lúc dương như, mình có cảm giác rằng hình như đám đông cuồng nộ kia không phải là đang cần tìm sự thật, tìm ra chân tướng vụ việc…..mà là cần ngay, cần gấp phải có một kẻ thủ ác để họ có thể thoả mãn cơn sốt và sự thèm muốn được lên án vốn đã thường trực trong bản ngã. Họ cần gì? Họ cần mẹ của nghi can phải vật vã đau khổ, cần bố của nghi can phải tự tử, và hôm nay họ đã hài lòng chưa nhỉ, các quan toà không búa của dư luận???
Hải Dương còn buồn hơn, xấu hổ hơn về chính mình, vì giữa thế kỉ 21 mà người ta lại ví Cẩm Giàng như Thiên An Môn 1989 – vết nhơ ô uế trong lịch sử nhân loại. Máu đỏ da vàng, lái máy xúc, điềm nhiên cán qua, máu đỏ da vàng….như cái cách mấy anh tài xế nhấn mạnh chân ga khi biết không thể tránh khỏi một chú chó xấu số đang chạy ngang đường. Người ta nói không phải, làm gì có chuyện đó, đường xe đang đi vào cưỡng chế, người phụ nữ kia tự nhiên va vào đấy chứ, vâng, con trâu lại va vào máy kéo.…..Như thường lệ, số đông luôn là vô can và lương thiện, chỉ có thiểu số là ngây dại và thiệt thòi. Bất chấp quốc tế đang nhìn về Hải Dương với con mắt kinh hãi và ghê sợ…..họ vẫn cãi, sống chết phải cãi cho bằng được, mà không được thì vẫn cứ cãi. Dư luận lúc ấy đang làm gì? Ah, dư luận đang bận đổ vào Nam cùng công an kiếm tìm kẻ thủ ác ở Bình Phước. 6 lớn hơn 1, rõ ràng là dư luận học Toán rất tốt và cân bằng rất tốt phương trình thờ ơ của mình. Dư luận luôn hào hứng và hiếu kỳ với những tội ác bị giấu kín và che đậy, và luôn dửng dưng với những tội ác quả tang công khai và có vẻ xa xôi mà tặc lưỡi “Đek phải đất nhà mình, chưa phải người nhà mình, đâu có phải tỉnh mình……!”.
Dư luận luôn mạnh mẽ trừng phạt đến nơi đến chốn những kẻ trộm chó nhưng dư luận cũng chưa bao giờ từ chối nếu được mời nhậu thịt chó.
Nguyễn Hải Dương – một gã trai trẻ phạm tội ác vì si tình, Hải Dương, một gã không còn trẻ nhưng vẫn dung túng và thờ ơ trước cái ác hiển hiện, xem ra đều chung nhau một sự hồ đồ, vô cảm và lạnh lùng không phân biệt lứa tuổi, và cũng nên được đối xử bình đẳng với nhau chứ, dư luận nhỉ?
Hay ........dư luận cũng vô cảm mất rồi???
Tìm đâu ra thuốc giảm đau cho một đất nước đã uống quá liều thuốc ngủ đây???
LỖI CỦA BÀN CHÂN hay LỖI CỦA CÁC “THÁNH THẦN” ƯA PHÁN XÉT???
Thú thật, bấy lâu nay mình vẫn có một thói quen cá nhân mà chắc chắn nhiều người Việt chắc sẽ rất thích “oánh giá”: bất cứ khi nào có không gian riêng, và không ảnh hưởng đến ai, mình sẽ ngồi……gác chân lên bàn như một cách thư giãn thoải mái, và giảm stress trong lúc học hay làm việc…Lý do vì sao lại thế? Ah, thì đó là một thói quen vô hại đã có từ lâu…..và mình thích thế!
“Gớm, nhìn mặt mũi thế, học hành thế mà rõ bất lịch sự…..ngồi cho hẳn chân lên bàn…..”
“Khiếp, ngồi thế mà cũng ngồi được, chẳng hiểu đạo đức tư cách thế nào, không biết là cái loại người gì???…..”
Nếu ở Việt Nam, rất nhiều lời nhận xét kiểu như vậy sẽ được tung ra nếu như tình cờ có ai đó bắt gặp mình ngồi theo cái kiểu mà họ gọi là “khó coi” ấy.
Đơn giản là vì nước ta đang là tự hào là một cường quốc với tỷ lệ người dân có kỹ năng đánh giá và phán xét mọi vấn đề ở đẳng cấp ngoại hạng nhất thế giới.
Xuất chúng ở chỗ, rất đông người Việt có thể đánh giá một sự việc, hiện tượng chỉ qua 1 mẩu tin, 1 bức ảnh, 1 link được chia sẻ trên Facebook, và thần thánh nhất là có thể phán xét về những điều mà bản thân họ…..chẳng hiểu gì hay biết nhưng chưa đủ.
Nhìn lại câu chuyện của bác sỹ H – ở bệnh viện Lâm Thao, Phú Thọ chắc chắn là một ví dụ không thể điển hình hơn để chúng ta cùng nói về thú vui thích phán xét của người Việt – một thú vui mãn tính đang có xu hướng lan rộng trong bản đồ gene của dân tộc, đặc biệt bùng phát ở giới trẻ.
Một bác sỹ bị bắt gặp đặt chân lên giường bệnh nhân, 100% đấy phải là cái loại thầy thuốc thiếu y đức, vô trách nhiệm coi thường bệnh nhân chứ chẳng thể nào lại là đang tiến hành một thao tác y tế cần thiết, hay đôi khi đó chỉ là một thói quen nghề nghiệp để thuận tiện cho công việc, cốt là để chữa được bệnh cho bệnh nhân. Nhất định là phải đuổi, phải làm thật nghiêm!
Một ông chồng đột ngột chia tay cô vợ, và lại sớm xuất hiện tay trong tay với một cô gái khác, 100% đấy là phải phường lăng nhăng, phụ bạc hoặc 100% cái cô kia là “kẻ thứ ba” thích đi phá nhà người khác; chứ chẳng thể nào lại là do người vợ bất chấp vẻ bề ngoài không thể hiền lành hơn, nhưng luôn là người thích to tiếng, và luôn giữ thói quen chiếm hữu và kiểm soát 24/7 và sẵn sàng cho chàng kia ngủ ngoài đường nếu như dám lên tiếng phản đối…. Nhất định là phải gièm pha và phản đối!
Một triệu phú đột ngột bán xe ô tô và chuyển sang đi taxi Uber hay xe ôm, 100% là anh ta mới phá sản, đang vỡ nợ chứ chẳng thể nào là một ngày anh ta nhận ra chiếc xe không còn cần thiết, không phù hợp nữa và tự thân muốn bán đi để chọn hình thức di chuyển khác tiện lợi hơn. Nhất định là phải đồn thổi và tung tin cho hắn chết hẳn!
Tuy nhiên, người Việt lại thường chỉ hăng hái lên tiếng, thậm chí to tiếng với những việc……..không phải của mình, hoặc ……..không liên quan trực tiếp đến mình. Thật vậy!
Con mình ngồi nhầm chỗ, trình độ lớp 4 những vẫn ngồi lớp 6, chỉ đáng học sinh tiên tiến những mấy năm nay vẫn “quen” được Học sinh giỏi, cô giáo cười cười im lặng, nhà trường gật gù im lặng, phụ huynh càng im lặng, đất nước từ từ chịu.
Nhà của mình xây nhầm chỗ, đáng ra chỉ được xây trong tường bao, nhưng lại có cái gian nhà cấp 4 đi “nhầm” sang đám đất công bỏ hoang bên cạnh, mình tuyệt đối im lặng, chính quyền âm thầm im lặng, hàng xóm hèn nhát im lặng, đất nước tự phải chịu.
Ông sếp của mình ngồi nhẫm chỗ, trình độ làm tạp vụ nhưng vẫn làm thủ trưởng, ông ấy vui vẻ im lặng, chúng mình cam chịu im lặng, cấp trên hài lòng im lặng, đất nước ngày ngày chịu.
Ở đây, hoá ra cũng lại có rất nhiều “sự im lặng” đặt nhầm chỗ.
Chân đặt nhầm chỗ trên ô tô khi lái xe có thể làm tổn hại sinh mạng của chính bản thân và nhiều người….
Chân đặt nhầm chỗ khi đang khám bệnh của một bác sỹ có thể làm anh buộc phải chấm dứt sự nghiệp một cách oan uổng
Chân đặt nhầm chỗ khi đang vô tư ngủ trên tàu bay của một cô bông hậu có thể làm em phải hứng chịu ít nhiều thị phi…
Còn những con mắt hẹp hòi, ưa đánh giá phán xét và những đôi tai ít chịu kiên nhẫn lắng nghe cho đầy đủ…..được đặt “nhầm chỗ” phổ biến tràn lan như hiện nay, sẽ có thể bức hại tương lai của cả một dân tộc còn gặp nhiều gian khó.
Chúng ta giật mình nhận ra sao đất nước mình bây giờ vô cảm thế, “khác” thế, khan hiếm tình yêu thương và sự bao dung thế….rất có thể vì chúng ta chưa nghe tới hoặc đã quên điều mà Mẹ Teresa đã dạy: “If you judge people, you have no time to love them” Nếu bạn phán xét người khác, bạn chẳng còn thời gian để yêu thương họ nữa.”
Mình thấy tiếc cho Phú Thọ, tiếc cho ngành y tế, và hơn cả tiếc cho biết bao nhiêu bệnh nhân đã từng mang ơn chữa bệnh của bác sỹ H…..đã không giữ được sự tỉnh táo và bình tĩnh trước bão gió bập bùng của dư luận mà đủ bản lĩnh giữ lại một người thầy thuốc tốt, có tài và có tâm……..Bao nhiêu năm miệt mài tuổi trẻ trong trường Y, bao nhiêu đêm thức trực miệt mài cống hiến, bao nhiêu con người đã được chữa khỏi bệnh……lại chẳng bằng 1 giây cái chân vô ý bị đặt nhầm lên……Facebook? Mình đã không chọn im lặng, bạn thì sao?
Biết mong chờ gì bây giờ? Mong cho mắt người Việt Nam biết đọc được nhiều sách vở hơn, tai người Việt Nam biết chịu khó lắng nghe nhiều chiều hơn, miệng người Việt Nam biết bình tĩnh im lặng hoặc dứt khoát lên tiếng đúng lúc hơn, thì đất nươc mình sẽ đẹp tươi hơn biết mấy!
Đừng để các thánh “Cô Cô” đào mồ chôn đất nước…….
Máy tính để trên đùi, chân thì gác lên bàn, thế mà cũng viết được, vậy đấy!
CHO XONG….NHƯNG KHÔNG XONG!
Đang mải mê với cuốn sách đang đọc dở trên xe bus, bất giác bị giật mình bởi nghe hai giọng oanh vàng mới lên xe ở phía sau, và dù muốn hay không tôi cũng đã trở thành kẻ nghe trộm bất đắc dĩ vì dù muốn hay không thì tôi vẫn là người Việt, và hai nàng cũng đang trò chuyện với nhau bằng một thứ tiếng Việt rất to ở ngay sau lưng:…..
…….“Mày sướng nhé, tốt nghiệp rồi, tha. ..hồ ăn chơi nhảy múa…..”
…..“Uh, tao cũng mong học nhanh nhanh CHO XONG rồi còn lo chuyện khác…
“Chứ còn gì nữa, học XONG rồi còn về nước lấy chồng đi CHO XONG chuyện….”
Tự nhiên nghe xong một câu chuyện bình thường đến vậy, tôi tự nhiên lại thấy có những điều chẳng thế nào mà XONG được……
CHO XONG có lẽ là một nét văn hóa đặc trưng mà có lẽ chỉ tìm thấy ở người Việt.
Khi còn bé, có khi nào bạn bị mẹ giục:
“Con, ăn nhanh nhanh lên cho xong.”
Thế đấy, từ tấm bé, cái tư tưởng “cho xong” đã bao vây xung quanh mỗi chúng ta ngay trong bữa cơm gia đình. Lớn lớn thêm một chút, chúng ta mới thực sự bị đẩy vào hành trình CHO XONG.
Học hết cấp 1 là phải lên cấp 2, không lên được “không xong”, bằng mọi cách phải “xong”.
Con gái đến 24-25, chưa lấy chồng là “không xong”, bằng mọi giá phải “xong”.
Bố mẹ làm bác sỹ, con mà làm “họa sỹ” có khi là “không xong”, bằng mọi đe nẹt, o ép phải “xong”
Người ta đi xe hơi, mình mà đi xe đạp chắc chắn là “không xong”, bằng mọi con đường phải “xong” giấc mơ ô tô.
Cứ thế, cứ thế từng người từng người đến phút cuối chợt nhận ra, “Ơ, thế là xong một kiếp người rồi ah? Mình đã sống xong đâu, thôi thì…..chết cho xong vậy”.
Vậy đấy, cái “cho xong” của người Việt hoàn toàn không phải là khát khao hoàn thành mọi sự cho nhanh chóng, để tiết kiệm thời gian, nâng hiệu suất cuộc sống mà là “cho xong” cái vòng luẩn quẩn áp đặt cực kỳ ngớ ngẩn của xã hội mà chúng ta cứ tưởng rằng mình là chủ. Đó là một cái “xong”- sự cầu toàn ảo tưởng mà cả xã hội mộng du đang đi theo mà không bao giờ thắc mắc, “xong” là những cái deadlines của những chuẩn mực mà người ta coi là hạnh phúc. Chúng ta bằng mọi cách để “xong” trong một xã hội tưởng chừng như rất vội vã nhưng hóa ra lại đứng yên và thậm chí còn đi lùi. Người nối người, hết cái xong này đến cái xong khác, để rồi giật mình nhìn lại ta thấy bộn bề xung quanh cuộc sống là chất đống những cái “không xong” mà không sao giải quyết nổi.
Ở một đất nước, mà học sinh học nhanh cho xong, công nhân làm việc nhanh cho xong, cầu đường thi công nhanh cho xong, giáo viên dạy nhanh cho xong, bác sỹ khám nhanh cho xong, công chức đến làm cho xong, án điều tra cho xong, tòa xử nhanh cho xong……, thì ước mơ về một quốc gia văn minh, công bằng, và hạnh phúc đến bao giờ mới xong?
Và nếu như tôi được quyền thay đổi – lựa chọn, tôi chắc sẽ không chọn con đường “CHO XONG” mà sẽ chọn “CHO TỬ TẾ” vì cuộc sống của chúng ta đang thiếu thốn vô cùng những con người “TỬ TẾ” vì một đất nước “TỬ TẾ”.
Còn bạn, bạn chọn gì “CHO XONG” hay “CHO TỬ TẾ”???
Hãy làm chủ xã hội bằng cách làm chủ cuộc đời mình.
Hãy “xong” theo cách của bạn.
P.S. Đừng chỉ Like “cho xong”, hãy dành một phút suy nghĩ “cho thật tử tế” những người bạn của tôi.
NGƯỜI VIỆT ĐANG QUAN TÂM ĐẾN “BỘ PHẬN” NÀO NHẤT???
Đã bao giờ bạn tự hỏi trên cơ thể người Việt, “bộ phận” nào được cộng đồng quan tâm nhất chưa?
Giới trẻ trả lời ngay: “Dễ! Vòng 1”. Điều đó hoàn toàn đúng, cứ bài báo, mẩu tin nào giật tít có chữ “Vòng 1” đi kèm với các động từ mang tính chất phát hiện và gợi mở như “lộ” “hở” “khoe”…….là đã đảm bảo thành công về mặt thương mại. Thật! Nếu không Bà Tưng đã không thành hiện tượng.
Tuy nhiên đó là chuyện đã cũ: 2015, xu hướng có vẻ đã đảo chiều. “Chân” đã lên ngôi và trở thành tâm điểm “con cưng được yêu mến” của “cộng đồng mạng”.
Bác sĩ thò chân lên giường khi đang khám bệnh cho bệnh nhân: mạng thấy mạng tức, bác sỹ nghỉ việc.
Hoa hậu gác chân lên ghế khi ngủ trên tàu bay: mạng thấy mạng tức, hoa hậu lập tức bị “dạy dỗ”
Thói quen xin phép khi muốn chụp ảnh người khác của người Việt hoàn toàn chưa có và không có gì tỏ vẻ là sẽ hình thành. Ta thấy hay hay, ngộ ngộ ta hồn nhiên vô tư giơ máy, giơ phone lên chụp người khác như thể họ là cái cây, ngọn cỏ vô tri vô giác, khỏi cần hỏi hay đợi sự đồng ý, ta mang về, post lên Facebook để làm mồi cho những màn nhậu khả ố, những tiếng cười mua vui rẻ tiền bên những lều báo lộng gió.
Thế cứ thế, hết món này hay món khác được đưa lên, cả nước cùng cười, và tương lai cùng khóc, những tiếng khóc không thành tiếng.
Mạng bây giờ đã lộ nguyên hình là một thứ siêu quyền lực, mặc dù vô cùng đỏng đảnh, nhạy cảm, nhưng cũng vô cùng đanh đá: “cư dân mạng” sức khoẻ yếu và dễ bốc đồng, thường xuyên “phát sốt, phát shock, té ngửa......” nhưng lại rất dễ “nổi giận, nổi sóng, bất bình, ngỡ ngàng, đỏ mặt, phẫn nộ……”.
Rất có thể "dân mạng Việt " đang rối loạn đa nhân cách chăng?
Khó đoán đến thế là cùng!
Mình chỉ đang tự hỏi bao giờ cư dân mạng Việt sẽ quan tâm đến cái “đầu”, và quan trọng nhất là phân biệt được: đầu là đâu, và chân là đâu, chứ đầu cứ để xuống chân,và chân cứ ở vị trí của đầu như hiện nay thì vòng 1, vòng 2, vòng 3 của cô A chị B hoa hậu C càng phát triển thì cái vòng luẩn quẩn của nước mình còn thêm dài và thêm rối.
Mắt "cộng đồng mạng" - nơi đa số tập trung những người trẻ - còn thích nhìn xuống chân, nhìn xuống mông, nhìn xuống váy thì đất nước bao giờ tính chuyện ngẩng đầu lên?????
Viết khi đang gác chân lên bàn…..
"SỰ NỔI LOẠN CỦA TƯ DUY": 5 LÝ DO ĐỪNG CỐ HỌC QUÁ GIỎI KIỂU VIỆT NAM.
Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm. Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !
1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!
2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!
3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó. Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.
4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.
5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.
Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.
Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!
Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.
Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel.
Thôi thì, thà dốt theo cách của mình còn hơn giỏi theo cách của cả lớp.
ĐỐI THOẠI TÂY & TA: HỌC DỐT CÓ KHI LẠI..........TỐT
Sau hơn 20 năm đi học, chỉ để rồi một ngày đẹp trời mình đã phát hiện một sự thật đắng lòng: "Mình là một thằng ngu", sau một cuộc trò chuyện nho nhỏ với một khoai Tây. Khi tính tiền, mình tính nhẩm nhoay nhoáy, viết ngay ra kết quả trong chớp mắt còn bạn ấy cần mẫn bấm máy tính những phép tính….cực đơn giản mà học sinh cấp 2 ở Vietnam tính chắc mất 3s.
Tây tỏ vẻ ngưỡng mộ “You seem to be good at Math, huh? (Mày có vẻ giỏi toán nhỉ?)
Ta (cúi mặt buồn rầu): “Mày đang nói chuyện với thằng dốt toán nhất ở Vietnam đấy….”
Tây: “Thế sao mày tính nhanh thế…..”
Ta: “Ah, bọn tao được học ở trường như thế và luyện trong nhiều năm, và tao là đứa kém nhất”
Tây: “Thế ah, bọn tao không được học thế, vì tính thì đã có máy tính rồi”
Ta: “Thế hồi bé bọn mày học cái gì ở trường…….”
Tây: “Bọn tao học đàn, học bơi, học kể chuyện, học vệ sinh cá nhân, học sang đường, học lịch sử và khoa học……Bọn mày không học thế ah?”
Ta: “Không”
Tây: “Thế bọn mày học gì…..”
Ta: “Bọn tao tập viết chữ đẹp và tập làm toán, học thuộc bảng cửu chương, rồi ôn thi và thi, thi rớt thì phải thi lại…..”
Tây: “Thế lúc lên lớp lớn thì học cái gì?”
Ta: “Bọn tao học các môn khoa học và Marxism (chủ nghĩa Mác) và mấy môn tương tự như thế?”
Tây: “Thật ah, mấy thứ đấy phức tạp mà chúng mày cũng học được…Giỏi thật đấy! Tao còn không biết môn đó là môn gì."
Lúc này Ta thiếu nước ôm mặt khóc, thôi Tây ơi, mày làm ơn đừng khen tao học giỏi nữa, tao đang ân hận vì đã phí mất mấy chục năm cuộc đời chỉ vì cái mỹ từ “Học giỏi” đấy. Thôi, cứ học Dốt như mày……..có khi lại Tốt.
Khổ nỗi, học Dốt, ai cho tôi học Dốt????
"Một câu hỏi lớn không lời đáp, để đến bây giờ Lệ vẫn Rơi"
VĂN MIẾU NÊN XÂY Ở ĐÂU?
Hiếm có nước nào mà nhân dân không hề hồ hởi, hoan hỉ mỗi khi đất nước có những công trình hoành tráng mới mọc lên như ở Việt Nam . Tháp cao nhất thế giới, tượng đài bà mẹ Việt Nam kỳ vĩ cho tới đường ống dẫn nước mỏng manh nhất thế giới, và gần đây nhất Văn Miếu trẻ nhất thế giới ở Vĩnh Phúc.....tất thảy đều sừng sững mọc lên giữa sự điêu đứng của muôn dân.
Lý do đơn giản lắm: "vì nhà mình còn nghèo".
Tỉnh nào thì mình không dám nói nhưng Vĩnh Phúc thì có ít nhiều duyên nợ, đã từng vài lần được tắm sông, vài lần được lang thang khắp những cánh đồng, vẫn chưa quên được những ấm nước đun sôi lên vẫn còn mùi.....giếng để cảm nhận sâu sắc rằng miền đất với những người nông dân chân chất ấy còn muôn vàn nghèo lúc ấy, và khó cho đến tận bây giờ.
Văn Miếu- biểu tượng của giáo dục Nho giáo phong kiến sẽ giúp gì được cho người dân nơi ấy hôm nay?
Không biết những người cho xây Văn Miếu ở Vĩnh Phúc họ cũng có đọc được ít nhiều sách Thánh hay không, nhưng chắc chắn họ chưa đủ Hiền, mà còn đang rất ác…..khi đốt cháy mồ hôi của bao nhiêu triệu người vào một công trình vô cùng lãng phí.
Không biết người nước ngoài đang được thờ phụng, cúng tiến trong các Văn Miếu từ Bắc (Hà Nội- Hưng Yên- Hải Dương- Bắc Ninh) cho đến Trung (Nghệ An) đến Nam (Biên Hoà, Vĩnh Long) kia Ngài có hiểu thấu nỗi buồn của dân ta không? Nhưng mình thì hiểu.....
Mình hiểu nét mặt buồn của nhiều triệu bà mẹ nước mình trước mỗi mùa khai giảng, chạy vạy khắp làng trên xóm dưới để có đủ tiền lo cho con được đến lớp bằng bạn bằng bè, để nên người có chữ.
Mình hiểu những bước chân tím tái vì lạnh của các em bé vùng cao trên đường đến trường mà không giày chẳng tất.
Mình hiểu nỗi lo sợ thường trực của những em bé ngày ngày chui vào túi nylon hay đu dây qua suối để đến trường khi dưới kia là vực thẳm.
Càng hiểu những điều đó, mình càng hiểu rằng Văn Miếu Vĩnh Phúc đã chọn rất nhầm địa điểm.
Thay vì đầu tư xây dựng tinh thần hiếu học trong lòng dân, khuyến học khuyến tài, họ lại xây lên một tinh thần đua đòi kiểu mới chỉ để chiêm bái, quỳ lạy những ngày xa cũ.
Thay vì 271 tỷ cho sách cho vở cho những điểm trường “cơm không thịt”, họ lại xây thêm một tượng đài biểu tượng cho sự phung phí tại một trong những vùng đất nghèo của một đất nước còn đầy gian khó.
271 tỷ - Sách hoá nông thôn được lắm chứ!
271 tỷ - Bằng bao nhiêu triệu bữa "Cơm có thịt"?
271 tỷ - Biến đổi được cuộc đời bao nhiêu con người còn đang sống nhờ sự học hơn là thờ phụng một người lạ đã khuất.
Và rồi mình nhận thấy nếu như thế giới này là một lớp học và mỗi quốc gia là một học sinh thì giáo viên chủ nhiệm đang lúng túng hơn bao giờ hết để xếp chỗ cho Việt Nam. Các bạn đều chia thành nhóm "các nước phát triển" - tức là bọn học giỏi, "các nước đang phát triển"- bọn đang thèm giấy khen, "các nước chậm phát triển"- bọn cá biệt, thì hiện nay có lẽ nước mình đang thênh thang ngồi một mình một bàn cuối lớp, bàn dành cho "các nước không thèm phát triển"- tức là tụi không thèm học nhưng vẫn cần lên lớp.
Có tí đắng vì nước nhà luôn đóng góp cho thế giới những khái niệm chưa hề có tiền lệ và không biết bao giờ mới tỉnh dậy khỏi những cơn mê.
Mê hoành tráng....
Mê tiến sĩ....
Mê bằng khen....
và rất mê cái Nghèo.
HẢI PHÒNG ĐÓ, HIÊN NGANG CHỈ BIẾT NGẨNG ĐẦU…..
Bận đến quên cả ngày tháng, đến hôm nay mới giở được cuốn lịch sang trang mới. Một cảm giác vỡ oà mà có lẽ khó có thể diễn tả hết thành lời…..
Uh, tháng Năm rồi nhỉ, tháng của quê hương mình, tháng của màu hoa phượng thân thương lập loè bên ngoài khung cửa sổ từ khi mình còn là một chú bé con, tháng của những nhớ thương chưa bao giờ nguội tắt dù mình đã đi xa thành phố đủ lâu để nếm trải cho tròn cái mùi mặn nồng của nỗi nhớ.
Thấy nhớ mùi gió biển….
Thấy nhớ những hàng cây trên đường Trần Phú
Thấy nhớ tiếng còi tầm ở Cảng.....
Thấy nhớ cái tháp nước tròn tròn cứ thập thò lên phía sau Nhà hát Lớn như một cậu bé trốn ngủ trưa thò đầu lên ra khỏi hàng rào để nhìn ra thế giới bao la bên ngoài.
Thấy nhớ đến quặn lòng cái nắng gay gắt của tháng Năm tháng Sáu chưa bao giờ biết đùa với làn da thiếu nữ, thấy nhớ đến khôn cùng những tiếng ve – khúc nhạc khiêu vũ tuyệt vời của mùa hè đất cảng.
Thấy nhớ Quán Hoa, nhớ Nhà Kèn, nhớ Cầu Đất, Lạch Tray, nhớ chợ Ga chợ Đổ…….”những cái tên nghe chẳng thơ đâu” nhưng với ta vô cùng thân thuộc.
Và tự nhiên thấy thân thương hơn khi đâu đó ở giữa London bớt chợt nghe thấy cái Lờ Nờ lẫn lộn – cái địa phương hiệu về tiếng nói về văn hoá mà hình như chưa bao giờ người Hải Phòng chối bỏ mặc cho người nơi khác cứ thích cười.
Tự nhiên thấy thân thương hơn cái ăn to nói lớn của người đất Cảng mà đôi khi những người không quen lại nhíu mày khó chịu.
Uh, người Hải Phòng là thế đấy, là thẳng thắn trung trực, là cái yêu ghét rõ ràng,là Đoàn Văn Vươn là Dương Tự Trọng, là cái chất dũng hãn ngàn năm mà Bà Lê Chân để lại cho đám cháu con miền biển, là cái ồn ào khi tức giận luôn biết đi cùng với những yêu thương thô mộc nhưng rất chân thành.
Hải Phòng là nắng là gió là những khát khao chưa bao giờ ngủ bên bờ đại dương mà dù có chạy vài vòng trái đất bạn cũng không thể nào quên nếu như số phận đã đặt bạn sinh ra ở nơi ấy.
Tháng Năm này thành phố quê hương của mình sẽ kỉ niệm 60 năm ngày Giải phóng, sẽ bước sang một tuổi mới, biết chúc gì cho nơi ấy – QUÊ HƯƠNG?
Chúc cho Hải Phòng sẽ luôn hiên ngang, nhưng không “chỉ biết ngẩng đầu” khi kiêu hãnh nhớ về quá khứ quật cường, trung dũng; mà còn phải biết nhìn thẳng, nhìn sâu, nhìn chính diện và thực sự vào những thực tế chưa hay chưa tốt để đi đúng đường, làm đúng cách, tìm đúng chỗ đứng của mình, xác định lại được vị thế một trong những người anh lớn của nền kinh tế đất nước.
Hải Phòng chưa bao giờ đầu hàng trong chiến tranh, chưa bao giờ run sợ trước kẻ thù, và chắc chắn sẽ không chịu cam lòng ngủ quên giữa hoà bình và phát triển, phải không, quê hương ơi?
Thương nhớ vô cùng, thành phố của tôi.
CHUYỆN TUYỂN ĐẦY TỚ CỦA "BỌN GIÃY CHẾT"
Bọn giãy chết tức là bọn sức khoẻ đã yếu lắm rồi, không còn làm được gì mấy do đó luôn cần phải tuyển được đầy tớ tốt để còn bóc lột, và cai trị. Mỗi năm đóng một ít thuế để nuôi đám thằng Nô con Mõ này cũng tốn kha khá. Ghi chép này ghi nhận lại một cuộc tuyển nô bộc của Anh Quốc. Ai ghét dân chủ, hoặc chỉ thích dùng Democracy Fake xin đừng đọc phí 2 phút cuộc đời, người viết hoàn toàn không chịu trách nhiệm.
Hôm nay, 7 tháng 5, ở Việt Nam thì là ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, còn ở Anh thì là ngày sẽ quyết định tương lai của xứ sở sương mù này sẽ ra sao trong vài năm kế tiếp: hôm nay toàn dân Anh đi tổ chức tuyển “đầy tớ” thông qua Cuộc tổng tuyển cử (General Election)
Tại các điểm bỏ phiếu (polling station), không trống giong cờ mở, không cờ quạt, không nhạc nhẽo, thậm chí không có cả quốc kỳ bay trong gió, càng không có những khẩu hiệu chữ vàng nền đỏ kiểu như “Bầu cử là quyền và trách nhiệm của mỗi công dân” treo đầy ngoài cột điện như ở xứ mình. Tuyệt nhiên không. Chỉ có mỗi tấm biển Polling Station (Điểm bỏ phiếu) và mũi tên chỉ vào (như trong hình). Rất giản dị! Có lẽ người Anh họ không hề coi ngày bầu cử là một “ngày hội toàn dân”, họ chỉ coi đó là ngày họ thực thi quyền lực lớn nhất trong việc làm chủ đất nước của mình bằng cách tuyển chọn cho đủ 650 tên đầy tớ trung thành nhất để phục vụ cho quyền lợi của họ tốt nhất trong 5 năm kế tiếp. Tên nào biết sợ dân, có vẻ biết nghe lời, cam kết sẽ làm việc hết mình, họ sẽ chọn để cho......vào hòm.
Cũng giống như một cô gái xinh đẹp thì dù có để mặt mộc, không son phấn trang điểm, vẫn là xinh đẹp, một chính quyền thực sự của dân và làm việc hiệu quả thì chẳng cần phải tô vẽ, kêu gào người dân đi bỏ phiếu. Quyền và trách nhiệm thực sự thuộc về nhân dân, họ tự giác và đầy ý thức đi lựa chọn những người đại diện cho mình khỏi cần vận động.
Không quá ồn ào như nền chính trị Mỹ, người Anh luôn tự hào về hệ thống chính trị Westminster huyền thoại của họ - hình mẫu chính trị cho các nước không chỉ của Anh mà còn của Canada, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Singapore, Malaysia và Jamaica, là những quốc gia thuộc Đế quốc Anh trước đây. Ngoài những buổi tranh luận công khai giữa lãnh tụ của các đảng trên truyền hình quốc gia, họ còn gửi đến từng hộ gia đình những tờ rơi (hình trong comment đầu tiên) ghi nhận những lời cam kết của ứng cử viên các đảng sẽ phải thực hiện nếu họ trúng cử. Đâu đó trên các góc phố có những tấm biển nhỏ kiểu như “Vote Labour” (Hãy bầu cho Công Đảng – hay tên gọi chính thức là Đảng Lao Động, một trong hai chính đảng lớn nhất ở Anh bên cạnh Đảng Bảo Thủ) hay “Vote Green” (Hãy bầu cho Đảng Xanh – một đảng thiểu số với trọng tâm hoạt động vì môi trường).
Khác với người Mỹ, người Anh sẽ không bầu trực tiếp ra Tổng thống, người nắm thực quyền của đất nước, mà sẽ bầu ra 650 thành viên của Viện thứ dân hay còn gọi là Hạ Nghị Viện (House of Commons) – là một phần của Nghị Viện (Parliament) giống như Quốc Hội ở Việt Nam. Đảng phái nào chiếm được đa số ghế trong nghị viện, tương đương với 326 ghế, sẽ được quyền thành lập chính phủ, và lãnh đạo đảng đó sẽ trở thành Tân thủ tướng dẫn dắt đất nước. Trong trường hợp, không chính đảng nào giành được đủ số ghế nói trên, sẽ dẫn đến tình trạng Nghị viện treo (Hung Parliament), buộc họ phải thoả hiệp với nhau (thường là thoả hiệp với các đảng nhỏ hơn) để có thể đủ điều kiện thành lập chính phủ mới. Điều này đã xảy ra vào cuộc Tổng tuyển cử năm 2010, dẫn đến Đảng bảo thủ của thủ tướng đương nhiệm David Cameroon phải liên kết với Đảng Dân Chủ Tự Do để thành lập chính phủ. Sự kiện này đánh dấu chính trị Anh Quốc không còn là sàn chơi riêng dành cho các đại gia máu mặt như Công Đảng và Bảo Thủ nữa, họ đã phải học cách thoả hiệp.
Vậy bên thua cuộc trong cuộc Tổng tuyển cử này thì sao? Họ sẽ phải làm gì nếu không thành lập được chính phủ nắm quyền. Câu trả lời rất thú vị.
Họ sẽ vẫn thành lập một chính phủ riêng, gọi là Shadow Cabinet, có đầy đủ chức năng, vị trí như một chính phủ “xịn”. Ví dụ, đảng thua cuộc vẫn có một đảng viên đảm nhận vị trí Bộ trưởng Bộ Y Tế “ảo” bên cạnh vị bộ trưởng Bộ Y Tế “xịn”- thành viên chính phủ thực quyền. Vị bộ trưởng ảo sẽ luôn là người soi chiếu, giám sát, phản biện mọi chính sách mà vị bộ trưởng thật đưa ra, do đó mọi quan chức chính phủ luôn phải cố gắng làm tốt trách nhiệm của mình nếu như không muốn vấp phải sự phản đối của phe đối lập. Một điều lý thú nữa là bộ máy công chức hành chính hoàn toàn làm việc độc lập với bộ máy quan chức chính trị. Họ luôn làm việc cần mẫn và trách nhiệm để ủng hộ cho bất kỳ lãnh đạo nào mới được bầu lên, và trên hết vì quyền lợi của nhân dân; do đó không có chuyện có Bộ trưởng Giáo dục mới lên, thì các Vụ trưởng, Cục trưởng, Hiệu trưởng cũ về vườn để nhường ghế lại cho con dâu, cháu gái, hay ……hàng xóm của Bộ trưởng mới như một số quốc gia trên thiên đường, dịch vụ công hoàn toàn không bị ảnh hưởng giống như kiểu lãnh đạo đi nghỉ lễ trễ máy bay chưa về?
Được tận mắt chứng kiến sự vận hành của một nền chính trị dân chủ lâu đời và chuyên nghiệp nhất thế giới là một niềm vui hay một nỗi buồn không nói nên lời đây?
Người ta mấy trăm năm nay ăn buffet nên trưa có thể ăn món nóng chiều có thể ăn món nguội, còn nhà mình từ ngày có răng đến giờ cũng toàn ăn cơm chấm với......cơm, thấy người ta ăn thịt cá mà thèm.
CHUYỆN TẬP ĐI ở tây...
Đến bây giờ thì mình đã được tận mục sở thị và hiểu được một phần nguyên nhân vì sao bọn "tư bản giãy chết", giãy mệt mỏi, giãy liên tục mà vẫn không cướp được vị trí cường quốc đứng thứ 4 thế giới của Việt Nam về số người......tử vong vì tai nạn giao thông. Một đất nước trong 40 năm qua không có chiến tranh lớn nhưng trung bình mỗi năm vẫn đều đặn cúng tiến cho tử thần ít nhất một sư đoàn (khoảng 9000 người- số liệu 2014) thông qua các vụ tai nạn xe cộ, trung bình mỗi ngày một trung đội (30-35 người). Con số đó nói lên điều gì?
Tất cả sáng rõ sau một ngày dài mệt mỏi đi phiên dịch cho một cậu em mới từ Việt Nam qua đi học lái xe máy (CBT - Compulsary Basic Training). Một khoá học bắt buộc dành cho tất cả những ai muốn tự lái xe một mình ra đường ở Anh và có giá trị trong vòng 2 năm. Nếu muốn lái xe chở người khác thì lại cần có bằng lái chính thức (một chuẩn mực khác cao hơn phải qua thi sát hạch rất gắt gao)
Nói qua về cậu em: 20 tuổi, mới từ Việt Nam sang 1 tháng, có kinh nghiệm lái xe 4 năm ở Việt Nam bằng.........bằng giả, tiếng Anh không biết gì ngoài Hello, Yes và No. Kể như vậy để mọi người thấy rằng, việc đưa một "thanh niên tiêu biểu" kiểu như vậy từ Vietnam sang đào tạo lại ở Tây sẽ là một phép thử cực kỳ lý thú với kết quả rõ ràng như nhúng giấy quỳ vào axit.
8h sáng: Lớp học bắt đầu, có 4 học viên, đều là người nước ngoài và 1 ông thầy hướng dẫn (instructor). Mở màn bằng việc kiểm tra thị lực: đứng xa 20m đọc biển số xe phía trước. Sau đó là giờ học lý thuyết, ông thầy phủ đầu ngay bằng câu: Chúng ta ở đây để cùng nhau học lái xe theo tiêu chuẩn Anh (UK Standard) chứ không phải lái xe kiểu này (non-UK standard) (ngay lập tức trên màn hình là một bức ảnh giống ảnh bên, rõ là cảnh đi xe máy ở Hà Nội). Có một sự xấu hổ không hề nhẹ ở đây! Tiếp đó là giới thiệu đủ thứ kiến thức cơ bản khác kiểu như: thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn, các loại đồ bảo hộ cần thiết khi đi xe máy, những điều nên hay không nên khi lái xe và vì sao lại như vậy........Và phần thực hành với xe: học từ cách dắt xe, dựng xe cho đúng tư thế cho đến cách kiểm tra an toàn các bộ phận của xe (gương, lốp, dầu, phanh, giảm sóc......) và phần tập đi xe, cách kiểm tra qua gương, qua vai khi muốn dừng đỗ, dừng khẩn cấp, tập rẽ trái phải, quay đầu......Cuối cùng, là phần hướng dẫn lái xe trên đường, cứ hai học viên một lượt lái xe ra đường theo sự chỉ dẫn của người hướng dẫn qua radio cài phía trong mũ bảo hiểm. Riêng mình thì ngồi sau xe ông thầy để phiên dịch qua bộ đàm cho "tay lái lụa" đến từ Việt Nam kia.
Và đây là lúc chàng thể hiện:
Mặc cho bọn Anh đi bên trái, cứ đường bên phải em đi, đèn đỏ chúng nó dừng em cứ hiên ngang đi tới bất chất ánh mắt ngạc nhiên của đám mắt xanh mũi lõ, và em cũng không quên thể hiện kĩ năng "đi tắt đón đầu" bằng cách nhất quyết không chịu nhường đường cho ô tô, vượt được là vượt.....và rất nhiều tuyệt kỹ lái xe đã thành thương hiệu quốc gia của Vietnam. Chỉ khổ thân ông thầy cứ: "Oh my God!" liên tục và nói với mình: Tao không hiểu sao nó còn sống sau bằng đấy năm đi xe như thế ở Việt Nam.......!
Mình thì không lạ vì mình đã học và lái xe ở Việt Nam. Người Anh và các nước khác họ lái xe dựa trên kỹ năng và luật, còn người Việt chúng ta phần đông lái xe bằng.......bản năng và thói quen.
Các thầy giáo dạy lái xe dạy gì trong những lớp học tập trung đến cả trăm người: cách học mẹo để trả lời trong kỳ thi lý thuyết, đó là điều mà người ta rỉ tai nhau cần phải đi học chứ không phải luật lệ hay biển báo. Và nhảy lên xe và thi luôn mà không cần phải học nhiều, lượn vòng số 8 cho tròn, xe không đổ là có bằng. Cứ thế, mỗi năm lại có thêm biết bao nhiêu những tay lái "fast and furious" lên đường và thêm những người vĩnh viễn nằm lại trên đường vì đã bỏ qua những kiến thức lái xe cần biết.
Ở Việt Nam có vài chục triệu ông bố với vài chục triệu kiểu lái xe khác nhau (không tính các ông bố chỉ cưỡi voi, cưỡi ngựa, xe súc vật kéo, đi bộ và đi xe đạp....)
Và bằng cách tự dẫn nhau ra bãi vắng, tự vẽ vòng số 8 tự truyền dạy cho nhau, vài chục triệu đứa con lại tiếp tục kế thừa và sáng tạo những phong cách tham gia giao thông đó.....dẫn đến ngày nay, Việt Nam trở thành một nước có văn hoá giao thông phong phú, đặc sắc hàng đầu thế giới, Tây thấy là sợ; đặc biệt là thứ "văn minh xe máy" phát triển đến kinh hoàng.
Chúng ta vác rá đi vay bao nhiêu ODA để xây cầu cống, đường xá mới đẹp và hiện đại trong khi chủ nhân của những con đường đó: người tham gia giao thông đi đứng thế nào, ý thức ra sao, chẳng mấy được quan tâm.
Tại sao thay vì phạt nóng với phạt nguội để chăm chăm làm tiền người vi phạm, không bắt họ phải đi học lại luật hay cách lái xe (nếu vi phạm quá số lần quy định trong một năm) tại các trung tâm sát hạch được giám sát chặt chẽ.
Chúng ta không làm được hay không muốn làm hay không thèm làm?
Không có "thế lực thù địch" nào có thể tước đi mạng sống của 9000 người, làm thương tật hàng chục ngàn người mỗi năm ngoài chính ý thức giao thông không giống ai của rất đông, rất đông người Việt.
Kết luận: Mọi ngôn từ đều có thứ tự. Đi đứng. Một đất nước muốn tìm được chỗ đứng của mình trên thế giới, trước hết phải học cách đi cho tử tế đã.
P.S: Bài viết sử dụng số liệu được công bố tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2014 của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia.
Tâm lý FREE của người Việt: KHI LÒNG TỰ TRỌNG………."ĐI VẮNG"!
Sài Gòn: Hàng ngàn người đội nắng 'chờ' thức ăn miễn phí – Báo Thanh niên
Hà Nội: Hỗn loạn trèo rào sắt vào Công viên nước để tắm miễn phí - VOV.VN
Bạn hãy nói giúp tôi xem cảm giác trong bạn ngay lúc này khi bắt gặp những tin tức như trên…..
Còn với tôi, chỉ có thể là một từ: xấu hổ, xấu hổ, và vô cùng xấu hổ.
Tôi không ở trong đám đông kia, chưa bao giờ và không bao giờ, nhưng vẫn cảm thấy rất xấu hổ vì rất nhiều đồng bào của mình, những người cùng với tôi đều được gọi bằng danh từ chung Người Việt, đã để cho một trong những giá trị cốt lõi nhất của mỗi con người: lòng tự trọng……….đi vắng đúng lúc cần tới nó nhất. Nạn dịch suy giảm lòng tự trọng đang lan rộng, không chỉ ở tỉnh này miền kia mà đang tràn khắp nơi và ngày càng trở nên cấp tính.
Vì sao rất đông người Việt cứ gặp thứ gì free (miễn phí) là lại phát cuồng lên đến vậy?
Chúng ta có nên thôi đổ lỗi cho cái nghèo? Rằng thì vì bây giờ phần đông người dân có đời sống khó khăn, thu nhập thấp bấp bênh…..nên khi có cơ hội được tiếp xúc với thứ miễn phí, họ tiếp nhận một cách vội vã quá mức nên đôi khi mất kiềm chế. Tôi tự hỏi 1 bữa ăn miễn phí có làm cho họ no được cả đời? 1 lần tắm miễn phí có làm cho họ sướng vui suốt kiếp? Tôi tự hỏi là nếu đằng sau hàng rào kia là một đám cháy cần dập lửa không biết họ có sẵn sàng hăng hái như thế?
Tôi hay nói với bạn bè rằng cái gì càng free (miễn phí) nó càng chứa ít freedom (tự do). Thật vậy, đơn cử bạn nhận một sản phẩm mẫu miễn phí (free sample) từ một nhãn hàng nào đó, tức là quyền tự do lựa chọn (freedom of choice) của bạn vô hình dung đã bị xén đi một góc, vì bạn đang bị nhà sản xuất nhãn hàng bạn cầm trên tay dẫn dắt, để dẫn tới hành vi mua hàng của họ dù sớm hay muộn.
Chúng ta có nên thôi tổ chức các đoàn tham quan, nghiên cứu vì sao Nhật Bản giàu Vietnam nghèo, vì nguyên nhân đã rõ ràng hơn bao giờ hết? Vì người Nhật Bản có gặp sóng thần, trước nguy cơ chết đói vẫn im lặng, trật tự, và kiên nhẫn xếp hàng, còn Vietnam thì không bao giờ chịu im lặng và xếp hàng………trừ khi xếp hàng đợi nhận ODA từ Nhật Bản.
Xếp hàng có phải là nhục? Xếp hàng có phải là phí thời giờ? Hay xếp hàng là biểu hiện thường thấy nhất, giản dị nhưng cũng sống động nhất, của một xã hội có tự trọng, có kỷ luật, và còn muốn tiến lên?
Và hôm nay, tôi càng có thêm minh chứng để tin rằng, chúng ta nên tạm thời ngừng nói về bản sắc văn hoá, ngừng nói về 4000 năm văn hiến mà ta hay vỗ ngực tự hào (kể cả có là 4000 năm thật đi chăng nữa) để nói về sự đổ đốn của văn hoá hiện tại.
Chùa chiền tu bổ nhưng đạo đức suy thoái: cúng bái vô ích!
Lễ hội quanh năm nhưng dân chúng hỗn loạn: vui vẻ vô ích!
Quả bóng xấu xí của tụt hậu-nghèo đói-và kém văn minh thường sau khi bị chuyền qua qua đá lại giữa yếu tố nọ nhân tố kia bao giờ cũng sút thẳng vào goal của ngành Giáo dục. Tuy nhiên, như sáng nay, những ông bố bà mẹ bồng bế con leo qua hàng rào để vào tắm free bất chấp nguy hiểm……..thì giáo dục kiểu gì? Những tấm gương đã mờ thì chẳng thể soi bóng cho bất cứ thứ gì ngoài bụi.
Mai An Tiêm, ông tổ của ngành Marketing Vietnam từng nói, “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Và tôi tin, những người trèo rào sáng nay, những người nhận thứ của cho từ công viên nước theo cái cách kẻ cướp, nợ cả nước một lời xin lỗi, vì đã dành cho toàn dân Vietnam thêm một lần xấu mặt trước bạn bè quốc tế
Giấy đã rách, đừng để rách nốt lề, lề nếu cũng đã rách nốt, xin đừng làm ảnh hưởng đến những trang tiếp theo.....
Lòng tự trọng…….đi vắng thì phải bằng mọi cách tìm về, trước khi nó đi mất dạng……
TÂM THƯ CỦA MỘT HÀNG CÂY SẮP BỊ HANOI CHẶT BỎ.
Trước tin tỉnh trưởng thế thảo tính "thanh toán", thay thế toàn thể tụi tôi, thật thảng thốt, tụi tôi thấy thế: thật thiếu tính toán, thiếu thận trọng, thiếu tâm, thiếu tầm, thú thực, thiếu...... tử tế.
Thực tế tụi tôi thân tốt tán tươi, tính tình thẳng thắn.
Thậm thụt thay thế? Tắc trách? Thích thách thức thánh thần? Tội thật tày trời!
Toàn trên trăm tuổi, tụi tôi thẫn thờ thiết tha thương tiếc thưở thiếu thốn, thời tám tư tám tám, tụi trẻ thơ thoả thích trốn tìm, tụi teen teen tâm tình tối tối, trung trung thảnh thơi tập tành thi thố thể thao, tuổi thất thập tha thẩn tìm thư thái.
Thay thế tụi tôi: thật tốn tiền! Tiền triệu, tiền tỷ: tiền thuế thêm tiền "tài trợ"
Thay thế tụi tôi: toàn thấy thiệt!
Thiếu tụi tôi, thành thị thật tan tác!
Thiếu tụi tôi, tinh thần thêm tù túng
Thiếu tụi tôi, tình thế thật thảm thương
Thiếu tụi tôi, thời tiết thêm thất thường
Thiếu tụi tôi, thôi thì tất thảy từ từ.......tắt thở
Thấy thương, thấy tiếc, thấy thẫn thờ- tức tối.
Thời thế tối tăm, thẳng thắn thường thua thiệt, thôi thì tâm tình thế, tuỳ tê tê (TT) tĩnh tâm từ từ tÍnh toán.
Thấy thiệt thì thôi, thấy tắc thì thôi, tham thì thường tắc tử trong tức tưởi.
Tham thì thâm. Tránh thì tốt, thần thánh tất tha, tinh thần thanh thản.
KHI NÀO VIETNAM SẼ "SẴN SÀNG" TỪ BỎ ÁN TỬ HÌNH?
Câu hỏi này tôi không hỏi Quốc Hội, tôi không hỏi những nhà làm luật, mà tôi đang đặt ra với chính tôi và chính các bạn, những người Việt Nam đồng bào của tôi, và đặc biệt là nhưng người trẻ, như tôi và còn hơn thế nữa. Bởi tôi hiểu rằng để trả lời câu hỏi này, không đơn giản chỉ là thay đổi một bộ luật mà cần một sự từ bỏ với một ý thức hệ rất đặc trưng và lâu đời của người Việt. Điều đó không xảy ra sáng mai
Nghĩ về điều này đã lâu, nhưng tôi chưa bao giờ mong muốn được nói về nó hơn ngày hôm nay khi tình cờ đọc được một chia sẻ đăng trên Facebook của một cô giáo - giảng viên của một trường đại học lớn, thương cảm với số phận một phụ nữ Việt Nam vừa bị Indonesia xử tử hình gần đây vì buôn bán ma tuý.
Và cách nhiều người trẻ và cả những người không còn trẻ phản ứng dữ dội về điều đó làm tôi có một chút buồn nhưng tôi không hề ngạc nhiên vì ít nhất đến thế hệ 8x như chúng tôi đã lớn lên giữa biết bao nhiêu bộ phim kiếm hiệp dã sử, thậm chí phim truyền hình tràn ngập một thông điệp mà ngày xưa còn bé bọn trẻ con ở xóm tôi hay gào lên trước khi lao vào nhau đấm đá chơi trò đánh giận giả “Nợ máu phải trả bằng máu”, “Giết!” Giết!”
Nhưng rồi một ngày tôi có đủ lớn khôn để độc lập suy nghĩ về câu nói đó một cách thật nghiêm túc, tôi đã tự hỏi: “Có thật nợ máu trả được bằng máu?”
Hay là máu chỉ nối dài nợ, chất chồng thêm những oán thù truyền kiếp, và chỉ là sự tiếp nối của những bi kịch không hồi kết.”
Những kẻ tử tội kia dù có giết người, buôn ma tuý hay can dự vào tội ác gì đi chăng nữa nhưng suy cho cùng, họ vẫn là con của một bà mẹ đang tuyệt vọng nào đó, là cháu của một người bà đang đau khổ nào đó, và tệ hơn cả , còn là cha là mẹ của những đứa trẻ chính thức bị xoá mất tương lai. Người ta có được quyền thương cảm với sư lầm lạc của một kiếp người, được quyền chia sẻ, cảm thông với sự đau khổ của những người ở lại không?
Từ bao giờ người thương người (dù rằng người đó có tội lỗi) trở thành một điều xấu, từ bao giờ lòng trắc ẩn trở nên khan hiếm đến vậy?
Tôi có sự liên tưởng rằng nhiều người trẻ Việt gầm lên ném đá, chửi rủa những kẻ tử tôi kia đúng như cách họ đã gầm lên với các nhà quản lý phim ảnh khi bộ phim bom tấn về giết chóc “The Hunger Game” bị cấm chiếu ở Vietnam, và hình như rất giống cách mà người dân đây đó tự ra tay “xử tử” những kẻ trộm chó mà báo chí vẫn đưa tin.
Có nơi nào trên thế giới mà mạng người chưa được bằng con chó như trên chính quê hương của tôi không???
Phiên toà có án tử nào cũng vậy, công tố viên đọc cáo trạng buộc tội, toà đanh thép tuyên án "xét thấy cần phải loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội, Toà tuyên bị cáo tử hình!" nhưng tôi chưa bao giờ thấy bản án nào tự nhận rằng "Toàn thể xã hội đã có một phần trách nhiệm trong hành vi phạm tội của bị cáo...."
Trong khi đó băng rôn treo rất nhiều, hội thảo tổ chức rất nhiều, và ở trường chúng tôi cũng được dạy rất nhiều,: nhà trường, gia đình, xã hội là nhân tố tạo nên sự giáo dục toàn diện cho mỗi nhân cách.
Thế nhưng xã hội luôn luôn vô can, và luôn đóng vai trò là nạn nhân bị tổn thương. Và vì vô can, xã hội được quyền phủ nhận và thẳng tay loại bỏ luôn sản phẩm lỗi của chính mình, những công dân lầm lạc bằng cách tước bỏ sự sống của họ. Trong khi những công dân ưu tú có thành tựu, có vinh quang thì dù ở đâu và dù bận đến mấy, “xã hội” không bao giờ quên tròng vào một câu “người Việt Nam…..” hay “người gốc Việt”….Nếu những đứa con có làm điều gì sai trái bên ngoài biên giới, có bao giờ xã hội gửi công hàm sang xin lỗi nước bạn và nhận thiếu sót trong vai trò giáo dục của mình. Xã hội thật công bằng quá!
Trong thời buổi tranh tối tranh sáng như hiện nay, công lý không hẳn đã mù loà nhưng chưa phải lúc nào cũng sáng mắt. Và những bản án tử đôi khi không chỉ kết liễu mạng sống của một con người mà đôi khi còn kết liễu luôn đường hoàn lương, đường sửa sai của những phán quyết vội vã.
Cái giận quá mất khôn của một cá nhân đã là nguy hiểm thì cái giận quá mất khôn của một xã hội dường như còn che mờ đi luôn tương lai của chính đất nước đó.
Tất nhiên, hơn 90 triệu dân Việt Nam không thể sau một đêm thức giấc có thể "rũ bùn đứng dậy sáng loà" tiến thắng lên một xã hội nói không với án tử hình như các quốc gia Liên minh châu Âu, và xã hội cũng không thể sau một đêm mà sạch bóng những tội ác và không cần đến sự trừng phạt cao nhất. Còn xa lắm, xa vời vợi một khoảng cách văn minh (civilisation gap) mà chỉ có thể qua thời gian và những nỗ lực giáo dục quyết liệt nhất, thậm chí một cuộc cách mạng đạo đức để nâng cao hạ tầng dân trí mới có thể khoả lấp đi khoảng trống to lớn ấy.
Thế nhưng nếu như còn chúng ta còn chần chừ chưa gieo mầm những hạt giống lương thiện và nhân văn trong những người trẻ từ ngay bây giờ thì chúng ta mong chờ gì ở 10 hay 20 năm nữa?
Một số không tròn trĩnh, và hay thậm chí còn là một số âm tệ hại?
Hãy trả lời đi xã hội, bạn và tôi!
HOÀNG HUY.
ỐC VÍT, VIETNAM THÈM VÀO LÀM!!!!
ỐC VÍT, VIETNAM THÈM VÀO LÀM!!!!
(Bài viết chẳng thể hiện gì ngoài quan điểm hết sức “nhố nhăng” của tác giả….)
Suốt mấy tháng nay, kể từ khi Samsung “hé lộ” ra sự thật động trời “Vietnam không sản xuất được ốc vít và dây tai nghe để cung ứng cho các nhà máy của họ” mình hoàn toàn không giật mình lắm vì "bí mật quốc gia" này mấy chục năm nay lần nào mắng con, bố mình cũng vô tình tiết lộ “Anh tưởng đất nước của anh ghê gớm lắm ah, đến cái ốc vít, cái kim cũng không làm nổi, học hành cho tử tế đi để mà làm cho tử tế”. Ngày còn bé, mình cứ nghĩ là bố mình - một kỹ sư chế tạo máy Tây học cố tình nói quá lên như thế để mình biết thân mà lo học, ai ngờ thế thật.
Đắng……..à mà thôi.
Thế nhưng bây giờ không làm “ốc vít” thì ta phải làm cái gì để đến 2020 “đi tắt đón đầu” “cơ bản trở thành một nước công nghiệp” như khẩu hiệu treo đầy cột điện đây. Nghĩ đi nghĩ lại, mình cũng tìm ra được con đường có vẻ là cứu được nước.
Việt Nam không thèm làm ốc vít là đúng, là hoàn toàn sáng suốt! Bởi ốc vít và các sản phẩm phụ trợ công nghiệp trên thế giới có nhiều nước làm được, không những thế họ đã làm từ lâu và có nhiều kinh nghiệm, cho nên lợi thế cạnh tranh của ta bằng 0. Chi bằng ta nên tính chuyện làm xuất khẩu thứ mà dân ta rất giỏi và trong nước luôn trong tình trạng dư thừa, đó là GATO.
Nhiều người cứ lầm tưởng rằng nước Pháp ở Âu Châu mới là nơi ra đời và là kinh đô của bánh GATO, cũng đúng nhưng quả thật họ lầm to, bởi vì Việt Nam mới là nước mà GATO có lịch sử lâu đời nhất và đang ở thời kỳ hoàng kim nhất.
Người Pháp đã có thời nghĩ rằng họ vào xâm lược nước ta thì dân An Nam mới biết thế nào là bánh gato, nhưng họ không hề biết rằng thực ra GATO đã xuất hiện ở Vietnam từ hàng nghìn năm trước, từ lúc mà chính sử chưa có, mới chỉ có huyền sử
Vì bị chậm chân nên không lấy được vợ, không thoát được kiếp FA, Thuỷ Tinh đã dành tặng cho Sơn Tinh GATO to khủng khiếp và bonus thêm bao nhiêu mưa bão, lũ lụt mỗi năm đến bây giờ dân chúng còn khiếp kinh.
Vì thấy Tấm xinh đẹp, giỏi giang hơn, sợ rằng Tấm đi trẩy hội sẽ hút hết fan và followers, Cám đã tặng Tấm GATO cùng với hai thúng gạo và thóc trộn lẫn.
Thế mới biết nền sản xuất GATO của chúng ta đã có từ lâu đời, là một nghề truyền thống với đầy đủ bằng chứng trong lịch sử và cả văn học dân gian.
Và tặng GATO cho nhau phải chăng đã trở thành “nét đẹp” văn hoá trong tâm thức người Việt?
Ngày nay, không chỉ là tình địch, là chị em…..mới tặng GATO cho nhau,mà sản phẩm này nở rộ ở khắp mọi nơi, mọi ngành, mọi lĩnh vực….
Nghe tin mấy bác hai lúa miền Tây chế tạo được máy bay, rất đông các nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sỹ ngay lập tức gửi GATO kèm quyết định cấm bay, phản biện lên xuống, bố con bác nông dân ăn no GATO đành bỏ xứ sang Cam làm “đại tướng quân”.
Nghe tin có anh lập trình viên thiết kế được quả Game di động lên đầu bảng xếp hạng toàn cầu, kiếm vài chục ngàn đô một ngày, ngay lập tức thị trường GATO sôi động hẳn lên với những lời chúc mừng kiểu “Game vớ vẩn!” “Cờ hó ngáp phải ruồi…..vân vân và vân vân…”
Nghe tin một cậu bé 19 tuổi có tài đá bóng sắp trở thành “Messi của Vietnam”, cả một đội quân truyền thông hùng mạnh, mang theo GATO về quê em, đi khắp làng trên xóm dưới, để rồi cuối cùng tạo ra một messy show trên truyền hình để chứng minh, tại sao em 21 tuổi mà GATO chỉ cắm có 19 nến.
Thị trường GATO hiện nay đặc biệt nổi lên một phân khúc tăng trưởng nóng và cực kỳ tiềm năng mang tên “Cư dân mạng”. Đây là đối tượng tiêu thụ GATO đông đảo với số lượng lớn nhất. Họ trao gửi GATO cho nhau thường xuyên qua các nhà phân phối mạng xã hội và diễn đàn tin vịt trong nước và quốc tế. Họ lan nhanh và nguy hiểm như một đội quân đa cấp hùng hậu nhất.
Với tiềm năng như thế, năng lực sản xuất mạnh mẽ như thế, GATO thương hiệu Vietnam lo gì không tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Đúng là trên thế giới nhiều nơi người ta cũng ăn bánh gato vào các ngày lễ hay dịp quan trọng, tuy nhiên ăn GATO hàng ngày và ăn nhiều, thì có lẽ không đâu bằng Vietnam.
Nếu như mình là một quan bác nào đó, mình sẽ không dại gì đi đôi co với Samsung là chúng tôi làm được ốc vít, mà sẽ trịnh trọng tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng:
“Vietnam không thèm ốc vít bởi vì chúng tôi đang sở hữu nền công nghiệp GATO hàng đầu thế giới, chỉ khi nào văn hoá trao tặng GATO ở Vietnam không còn nữa, đặc biệt trong các ngành khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, và chính sách thu hút nhân tài, khi đó Vietnam mới bắt đầu tính chuyện làm cái ốc vít!!!!!!!!!!”
Và sau đó là 1 phút dành cho quảng cáo.
GATO - Vật cản lớn hàng đầu Việt Nam.
GATO- Ngăn Việt Nam đến với toàn cầu.
(***GATO là viết tắt của cụm từ Ghen Ăn Tức Ở theo ngôn ngữ xì tin của lớp trẻ, chú thích nhỏ cho các cô bác lớn tuổi)
VÌ NƯỚC TA NGHÈO???
Vì sao cả nước ngập tràn hàng Trung Quốc – giả, độc hại, và kém chất lượng? – Vì chúng ta nghèo?
Vì sao khắp mọi nơi bệnh viện đều chật kín, bệnh nhân chật cứng?
Vì chúng ta nghèo?
Vì sao chúng ta bị láng giềng đểu dễ dàng ức hiếp và bắt nạt?
Vì chúng ta nghèo?
……..Thời nay còn vô vàn những câu hỏi mà nhiều người trong số chúng ta thường sẽ viện dẫn cái lý do này để giải thích.
Chưa ở đâu cái nghèo lại bị mang tiếng xấu như ở Việt Nam khi bị gán, bị ép buộc nhận tội là thủ phạm cho mọi sự bung bét trong xã hội.
Uh, phải rồi, nghèo, các tiền nhân xưa chẳng vẫn nói nghèo thì thường đi đôi với hèn hay sao???
Nhưng có thật là vậy? Và nếu có nghèo thật, thì chúng ta đang nghèo nhất cái gì?
Suy cho cùng, điều nguy hiểm nhất không phải là nghèo, mà là thái độ sẵn sàng chung sống với cái nghèo.
Một cá nhân sẽ chỉ thực sự nghèo cho đến khi nào anh ta cảm thấy rằng nghèo không có gì là phiền phức, hay nói cách khác là anh ta quen với cái nghèo mà quên mất thái cực bên kia là đầy đủ, giống như người ở lâu trong bóng tối mà quên mất thế nào là ánh sáng.
Một quốc gia sẽ chỉ thực sự nghèo cho đến khi từng người dân cảm thấy rằng uh, nghèo cũng được, không sao, không sao, chẳng có gì phải nhục, cả nước mang tiếng nghèo chứ riêng gì tôi, đứa nào giàu cứ giàu, riêng mình ta vẫn cứ nghèo, không sao.
Vậy đấy, cái nghèo nguy hiểm nhất đối với một quốc gia không phải nghèo tiền, nghèo bạc, mà là nghèo tinh thần tự tôn dân tộc, nghèo ý chí vươn lên.
Ở phương diện này, có vẻ chúng ta đang nghèo thật.
Và nếu không “thoát nghèo” bằng mọi giá, chúng ta sẽ mất biển từ trên đất liền.
THOÁT trung: PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU????
Tôi đã viết bài này từ rất lâu, ngay từ khi bàn chân bẩn thỉu của thằng láng giềng chưa in dấu xuống Biển Đông bằng cái giàn khoan của nợ của chúng, nhưng tôi tìm mãi chưa tìm được một hình ảnh nào đủ đắt giá, đủ nặng, đủ chính xác để minh họa cho thông điệp của mình nên đành gác lại.
Nhưng hôm nay, tôi tin là tôi đã tìm thấy được điều gì đó qua tấm hình Reuters chụp Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp ủy viên quốc vụ viện trung quốc dương khiết trì.
Thật vậy, chúng ta chỉ có thể thoát trung khi vì chỉ khi cả dân tộc chúng ta dám nhìn thẳng, nhìn trực diện và chân thực với tất cả sự căm phẫn bị dồn nén về hiện trạng của đất nước – một cái nhìn đau đớn nhưng không thể né tránh thêm được nữa.
Kệ “chúng nó” chài mồi, viển vông, dụ dỗ và dọa giẫm, chúng ta sẽ vẫn phải nhìn vào sự thật bằng ánh mắt cương quyết và nhất quán như vậy thì mới có thể tự giải phóng cho mình ra khỏi vòng phong tỏa mềm của “những kẻ tiểu nhân nhưng luôn xưng mình là quân tử”.
Bốn tốt đã không còn tốt: Vứt!
Mười sáu chữ vàng chưa bao giờ là vàng: Vứt ngay!
Quan hệ hữu nghị viển vông: Khẩn trương vứt!
Ta và hắn, quyết chỉ còn là láng giềng. Lịch sử hàng ngàn năm đã minh chứng, hắn chưa bao giờ thực sự tử tế với ta, không việc gì ta còn phải níu kéo. Đói cho sạch, và rách cũng phải cho thơm.
Thoát trung nên bắt đầu từ trường học, chỉ khi nào các thầy các cô giáo dám nhìn thẳng vào sự thật mà dạy các em học sinh rằng “ Các em ạ, đất nước chúng ta còn nghèo, dân tộc ta tự hào đã thắng nhiều đế quốc lớn trong lịch sử giữ nước nhưng đất nước ta đang thua rất đau trong hiện tại dựng nước: rừng vàng biển bạc chúng ta chưa thực sự làm chủ, boxit thì trung quốc nắm, dầu thô Nga Xô đang cầm, nông dân chúng ta vẫn trăm sự nhờ trời, rất nhiều nơi vẫn còn thiếu đói…….Các em hãy học, học đi, và học thật để sau này làm thật không chỉ vì bản thân các em, vì gia đình các em, mà còn vì đất nước của chúng ta nữa. Đất nước đang cần ta.”. Và công cuộc thoát trung sẽ bắt đầu hiệu quả khi những tiểu chủ nhân của đất nước cảm thấy buồn, cảm thấy nhục mà quyết tâm như người Hàn, người Nhật đã làm mấy chục năm về trước. Đấy là Thoát trung!
Thoát trung nên bắt đầu từ các công ty, chỉ khi nào các lãnh đạo của doanh nghiệp dám nhìn thẳng vào sự thật mà nói với công nhân rằng “Các anh chị em của tôi, công ty chúng ta đang tăng trưởng nhưng mới chỉ đóng được thuế, chứ chưa đóng hết được cổ phần trách nhiệm với đất nước: nhiều mặt hàng của ta, trung quốc vẫn làm rẻ hơn, bán tràn lan hơn trên chính thị trường của mình. Thị phần của ta bị mất, thị hiếu của ta bị đầu độc, chúng ta có nên ngồi yên không hay chịu thua một đất nước mà “không có sáng tạo đáng kể nào” ngoài công nghệ làm hàng đểu bậc thầy của thế giới.” Đấy là thoát trung!
Thoát trung nên bắt đầu từ ngoài chợ, chỉ khi nào các bà các chị buôn thúng bán bưng dám nhìn thẳng vào sự thật mà nói rằng “Cô ơi, bác ơi, nên mua thêm chút trái cây này nhé, của bà con mình trồng, mỗi mình một tay đừng để bà con khóc vì hoa trái bao công sức vun trồng đổ đống ở ngoài biên ải”. Đấy là thoát trung!
Thoát trung nên bắt đầu từ những chuyến đi công cán nước ngoài bằng tiền dân của các công chức, cán bộ, chỉ khi nào những hạt giống đỏ của đất nước dám nhìn thẳng vào sự thật mà nói rằng “Đất nước chúng ta đang còn vô số điều cần học hỏi từ nước bạn, anh chị em hãy ra sức tập trung quan sát, học tập và nghiên cứu thay vì tập trung chọn đồ ở trong các trung tâm thương mại, xem món nào “Made in UK, Made in Europe” chứ không phải “Made in China”. Đấy là thoát trung!
Thoát trung không phải là chuyện sớm tối hay ngày một ngày hai, đó phải là quyết tâm của cả dân tộc nếu chúng ta không muốn tiếp tục mắc lỗi với lịch sử và phạm tội với tương lai.
Muốn thoát trung, tất định chúng ta phải thoát chung – phải có một lối thoát chung của cả dân tộc, ở đó không có chỗ cho những lợi ích bé mọn của cá nhân hay một nhóm người nào đó, ở đó không có chỗ cho sự phân chia, bè phái, quyền lợi anh –tôi. Thoát hay là chết? Bây giờ hay không bao giờ?
Các bạn ạ, đất nước ta đang ốm nặng, thập tử nhất sinh. Và trung quốc thì được ví như một con virus nguy hiểm- hiện thân cho những điều xấu xa, ì chệ từ cả bên trong và bên ngoài biên giới. Chúng ta đang ốm bệnh vì con virus quá khỏe hay vì sức đề kháng của đất nước, của chính chúng ta quá yếu khi đã mải mê rong chơi, buông thả suốt bao nhiêu năm qua?
Thoát trung hay thoát khỏi sức ỳ ngàn cân của chính dân tộc mình?
Không tự trả lời câu hỏi này, hẳn không phải là người Việt Nam.
TỪ CHUYỆN BIỂN ĐÔNG NHỚ LỜI MẸ DẠY……….
Hơn 90 triệu con tim đang hướng về Biển Đông không chỉ vì cái giàn khoan chết tiệt đang lù lù án ngữ trên biển đảo của nước nhà như một biểu tượng xấu xí thách thức vận mệnh của cả dân tộc Việt Nam. Hàng triệu người không chỉ quan tâm đến chuyện làm sao xua đuổi được cái của nợ ấy càng sớm càng tốt ra khỏi bờ cõi nước ta mà còn trông đợi lời giải cho một câu hỏi lịch sử: sau cơn vận hạn này, Việt Nam sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu?
Thế nhưng trong khi các nhà nghiên cứu chính trị, các nhà hoạch định chính sách còn đang lúng túng phân tích, còn đang lơ mơ dự đoán xu hướng này nọ, các nhà chiêm tinh học còn chưa kịp xòe bài, và nhân dân thì vẫn đang lót dép ngồi đợi, thì tôi lại có niềm tin rất sáng rằng các bà mẹ Việt Nam, những người phụ nữ vốn chỉ thích xem Văn nghệ chiều thứ bảy, xem chèo, hơn là thời sự quốc tế, lại nắm giữ câu trả lời cực rõ, cực nét, cực tường minh cho câu hỏi lớn ở trên.
Các bạn có thể hoài nghi điều tôi đang nói nhưng các bạn chắc chưa quên, trong đời mình, mẹ các bạn đã ít nhất một lần dạy rằng .......
.........."Con ạ, phải biết chọn bạn mà chơi!"
Người Anh có câu "Tell me who is your friend, I will tell who you are"
("Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là người như thế nào, tôi sẽ biết anh là người thế nào?").
Bạn anh đẻ bừa bãi nhất, ô nhiễm nhất, độc tài nhất, chơi bẩn nhất, thâm độc nhất.......
Vậy anh là ai?
Dù anh là có tốt đến mấy, muốn tiến lên đến mấy nhưng liệu có thể nào "gần mực mà vẫn rạng", “gần bùn mà vẫn thơm” được ko?
Thật vậy, Việt Nam bao nhiêu năm qua cũng giống như một đứa trẻ rất mải chơi, không chịu nghe lời mẹ, số nhọ chọn phải thằng bạn cực đểu và bây giờ ăn phải trái đắng lại phải đứng trước câu hỏi "Chọn bạn".
Cho đến tận bây giờ, đám dư luận viên, chính trị viên, lỗn lận viên trong nước vẫn ra sức chỉ trích, bôi bác cái anh Nam Hàn là cái đồ bám váy "bạn", dựa "hơi" bạn, mà quên mất rằng "cái thằng bám váy" đấy nó đang là nền kinh thế độc lập đứng thứ 15 trên thế giới, và đang đầu tư rất nhiều tiền vào ta- một thằng có vẻ không bám váy ai, nhưng nền kinh tế thì thế giới chán không thèm xếp hạng vì bao năm vẫn vậy, thứ tự không dịch chuyển được bao nhiêu. Mà không trách chi đám "viên", đám "cục" ấy, bởi vì rất có thể cũng có những bà mẹ vì bận quá mà quên không dạy con mình câu nói của ông cha "giàu vì bạn, sang vì vợ".
Trong kỷ nguyên thế giới đại đồng như hiện nay, không quốc gia nào có thể làm nên chuyện nếu như vẫn làm ăn theo kiểu ruộng đồng: đứng một mình một thửa ruộng, cắm mặt xuống cấy chỉ mong sao kiếm đủ miếng ăn qua ngày; và lấy việc “Không đói” ra làm thành tích để báo cáo với cả xã.
Nhưng biết phải chọn BẠN thế nào đây, khi bao lâu nay, chúng ta vẫn thuộc cái thành phần cá biệt trong lớp học của thế giới, chuyên ngồi bàn cuối với mấy thằng to xác thụt lớp. Trước nó ra mặt tử tế TỐT -TỐT- TỐT-TỐT, sau nó xúi ta về nhà lấy nay lấy móng trâu, mai bắt con mèo, chặt gỗ sưa mang bán cho nó đổi kẹo. Và Lúc nào nó cũng sẵn sang giở giọng đầu gấu, đòi “dạy cho ta một bài học” nếu như ta không chịu ngồi yên để nó lấn lướt, ức hiếp.
Tuy nhiên, một học sinh chậm tiến muốn chơi với một nhóm học sinh giỏi không phải là dễ. Đám học giỏi nó sẽ chỉ giúp anh nếu tự thân anh cố gắng, tự thân anh muốn thay đổi để vươn lên và quan trọng nhất, anh phải chấp nhận luật chơi của họ: luật chơi của những người có học và văn minh. Anh có sẵn sàng không?
Đất nước chúng ta bây giờ đúng là một cậu học trò rụt rè như thế, vừa tức tối với đám bạn đểu đã bắt nạt mình quá đáng, vừa muốn đi về phía các bạn học khá để được giúp đỡ và tiến lên nhưng vẫn lại e ngại ánh mắt gầm gừ đầy hằn học của mấy thằng thụt lớp kia.
Nhưng hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải hiểu rằng : Chỉ có những thói quen tốt mới có thể thay thế thói quen xấu, và chỉ có những người bạn tốt mới có thể thay thế những người bạn xấu.
Đừng quên lời Mẹ dạy, Việt Nam!
Hãy dũng cảm mà chọn đi, chọn vì tương lai!
P.S: Bài viết thể hiện quan điểm của Hoàng Huy – người luôn có xu hướng giải thích thế giới phức tạp bằng những sự thật giản đơn.
Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây, hi vọng không làm lãng phí 2 phút vừa rồi của bạn.
Chúc bạn ngày làm việc vui vẻ và sẽ luôn chọn được những người bạn tốt bên cạnh mìn
SÓNG NÀO TO BẰNG SÓNG YÊU NƯỚC? DÂN NÀO BẤT KHUẤT BẰNG DÂN VIỆT NAM?
Tôi vẫn có niềm tin rằng mỗi chúng ta dù có thể đứng dưới bầu trời này vài chục năm thậm chí cả thế kỉ, nhưng bỏ qua những chuỗi ngày lặp đi lặp lại của cuộc sống cơm áo gạo tiền tẻ nhạt, chúng ta sẽ chỉ còn lại vài ngày để nhớ mãi trong suốt cuộc đời.
Với tôi, hôm nay là một ngày như thế: ngày tôi xuống đường cùng ngàn ngàn kiều bào, biểu tình ôn hòa yêu nước nơi xứ người.
Niềm hạnh phúc luôn cần phải được sẻ chia, quà từ phương xa hôm nay sẽ là những điều tôi đã nghe- đã thấy – đã suy tư khi đắm mình giữa đám đông yêu nước trong ngày Chủ nhật đỏ.
Đỏ hôm nay không chỉ là đỏ nắng với người Anh, mà hàng ngàn người Việt đã nhuộm đỏ một góc trời London bằng màu cờ thiêng của Tổ Quốc.
Con phố Portland Palace – nơi vốn thênh thang là thế bỗng chốc trở nên chật chội khi đón chào biết bao người con yêu nước tụ hội về.
Và tôi đã nghe……
………..tôi không hề nghe thấy “Cộng sản” hay “Việt Nam Cộng Hòa”, tôi chỉ nghe thấy ngàn tiếng nói như một “Việt Nam, Việt Nam, chúng tôi yêu Việt Nam”, chỉ nghe thấy “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thanh công, đại thành công”
………tôi không hề nghe thấy “Đánh! Đánh!” tôi chỉ nghe thấy “Việt Nam yêu hòa bình. Việt Nam ghét chiến tranh”
Tôi nghe thấy cái giọng Hải Phòng đặc trưng quê hương tôi của các bà, các chị “Tổ quốc Việt Lam muôn lăm, muôn lăm, muôn lăm!”
Tôi nghe thấy giọng thân thương của người quê Bác” China ghẹt ao! China ghẹt ao!” (China gets out! China gets out!)
Tôi nghe thấy rùng rùng sấm chuyển những nắm đấm sát cạnh bên nhau vung lên giữa trời xanh “China! Shame on you!” – Shame! Shame!Shame!
Yêu xiết bao tiếng nói quê hương mình.
Chúng tôi đã cố gắng thét lên đến cháy giọng những khẩu hiểu yêu nước như thế, dường như ai cũng muốn thét to lên gấp đôi, gấp ba, cho mình và thay cả cho đồng bào trong nước nữa, những người cháy lòng muốn biểu thị tiếng nói yêu nước một cách ôn hòa nhưng vì lý do này, lý do khác không thể thực hiện được.
Và tôi xin thề, cuộc đời tôi chưa bao giờ từng được nghe Tiến Quân Ca, nghe Dậy mà đi, nghe Nối vòng tay lớn với một xúc cảm thiêng liêng đến tột cùng như hôm nay.
Hàng nghìn giọng hát không một ai là ca sĩ, nhưng không ca sĩ nào hát hay được đến thế, chúng tôi đã hát như thể hôm nay là ngày cuối cùng chúng tôi được hát vì Tổ Quốc nên phải hát cho trọn vẹn con tim.
“………Bao nhiêu năm qua dân ta sống xa nhà,
bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà.
Dậy mà đi, dậy mà đi, dậy mà đi, hỡi Đồng Bào ơi……!”
Và tôi cũng đi tìm….
…….tôi không tìm thấy ảnh Karl-Max, Lenin nhưng tôi không cần tìm vẫn thấy biết bao tấm hình chân dung của vị cha già dân tộc, biết bao hình ảnh thân quen của Đại tướng lòng dân…..được vinh danh, giương cao lên giữa trời xanh.
…..tôi đã tìm thấy bao gương mặt thân quen, từ Liverpool, Manchester, Wales vượt đường xa hàng trăm dặm, đèo bồng con về thủ đô góp tiếng nói vì quê hương.
…..Tôi đã tìm thấy trong muôn ngàn cặp mắt thân thương kia ánh lửa hồng của lòng yêu nước bao đời, họ gật đầu, mỉm cười chào nhau như đang chào Mẹ Tổ Quốc.
….Tôi đã tìm thấy những em bé mẹ Việt bố Anh giơ cao những thông điệp thiêng liêng từ trái tim con trẻ “Chúng con ghét chiến tranh! Chúng con muốn hòa bình!”
Vậy đấy, các bạn ạ, chúng tôi – khúc ruột ngàn xa của đất mẹ Việt Nam đã biểu thị tình yêu nước của mình một cách ôn hòa, văn minh nhưng cũng đầy khí thế như vậy đó giữa xứ người.
Tôi chưa bao giờ biết run sợ khi cầm bút, nhưng hôm nay, có lẽ là ngoại lệ, tôi cảm thấy sợ khi viết bài này, tôi sợ văn dốt chữ dát, những câu từ bé mọn của mình không đủ truyền tải tới đồng bào cái lửa thiêng liêng, không chuyển nổi sự nặng lòng của kiều bào Việt Nam ở Anh đối với quê hương.
Có những người đã gọi chúng tôi là những “kẻ phản động” đơn giản chỉ vì chúng tôi ở nước ngoài, tôi không hề giận họ nhưng tôi chỉ không biết họ có cúi đầu xuống mà cảm thấy tủi hổ không khi biết rằng ở ngay giữa nước Anh phồn thịnh này, có những ông cụ bà cụ Việt Nam- những người di cư thế hệ đầu sang đây, tiết kiệm từng đồng lương hưu còm cõi, đến mức trời lạnh không dám bật lò sưởi, chỉ dám đắp chăn để chắt chiu gửi từng đồng ngoại tệ quý báu về góp phần đóng góp quê hương. Và hôm nay cũng vậy, khi kêu gọi kiều bào ủng hộ cho các chiến sỹ Cảnh sát biển, chiến sỹ Trường Sa- Hoàng Sa giữ vững tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, bao nhiêu mái đầu bạc mái đầu xanh nhao nhao lên đòi quyền được đóng góp.
Lần đầu tiên, tôi thấy yêu cái văn hóa “nhao nhao” của người Việt đến thế..
Nếu khí phách đó, hành động đó được coi là “phản động” và cần phải lên án, phải bị trừng phạt, xin hãy cho tôi được cùng đứng cùng hàng với họ, chịu chung với họ, hãy để lịch sử và nhân dân hãy phán xét chúng tôi vì tội danh “Yêu nước”.
Chúng tôi nếu có chết vì dám “yêu nước”, “vì nước” như ngày hôm nay thì cũng không có gì đáng ân hận, vì chúng tôi hạnh phúc và tự hào vì điều đó, vì "Kẻ nào không yêu quê hương, kẻ đó chẳng yêu được cái gì."
BẮC KINH VÀ HÀ NỘI: AI SỢ AI
Hôm qua ngồi trên xe bus, bất đắc dĩ nghe lỏm được câu chuyện của hai bác Việt Nam già (chắc Việt Kiều 79) “Bây giờ nó mà đánh mình thì mình chết! Nó khỏe lắm.” “Anh nói thế nào, chứ mình tuy bé nhưng gan dạ lắm, đã từng đánh bại nhiều thằng to hơn nó nhiều……..”. Và hai cái đầu bạc cứ lời qua tiếng lại suốt cả hành trình mà vẫn chưa phân định được câu hỏi: Mình và “nó”, ai sợ ai?
Mình đang rất muốn trả lời câu hỏi này cho hai bác, nhưng mình lại mắc một cái tội rất to, cái tội không thể sửa chữa ngay được, đó là TRẺ quá, mà lại là người không quen biết, xen vào chẳng hóa vô duyên nên đành ngồi yên nghe, cười, và suy nghĩ về đoạn hội thoại ấy mãi.
Đành mang câu trả lời “trẻ trâu” lên ao làng Facebook của mình vậy.
1979
Nó mang quân ào ào qua biên giới mình? Có sợ không? Không, chẳng có gì mà sợ, bởi vì có vẻ tuy là một động thái quân sự thể hiện cái uy bẩn của nước lớn, nhưng suốt mấy chục năm qua, nó chưa bao giờ dám công khai tuyên bố trước quốc tế , đó là một thắng lợi hoàn toàn. Đánh được vào vài tỉnh biên giới thì cũng đã “trầy da tróc vẩy” không hề nhẹ mặc dù tình thế Việt Nam đang kém hiện nay rất nhiều: vừa trải qua chiến tranh giải phóng, đang bị cộng đồng quốc tế công kích vì “xâm lược” Campuchia, đất nước còn nghèo đói, thiếu đủ thứ, và còn nhiều sơ hở trong phòng bị biên giới, và đặc biệt còn chưa tỉnh ngủ trong mối quan hệ với nước láng giềng anh em “lười tắm” ở phía Bắc.
09/06/2014
Nó bắt đầu mang tàu chiến lượt qua lượt lại trước ao nhà mình. Nó lại lầm tưởng làm mình sợ. Và lầm tưởng thì mãi là lầm tưởng thôi. Nó tin rằng mấy cái tàu cuốc tự chế của nó làm cho trên bờ run sợ (sau sự kiện Thiên An Môn 1989, trung quốc bị thế giới cấm vận vũ khí cho đến nay vì đã dùng vũ khí quân sự đàn áp nhân dân). Nhưng không, có gì đâu mà sợ. Vì nhân dân và chinh phủ Việt Nam đang quá hiểu thằng láng giềng đểu đang muốn cái gì? Chính sách “Miệng hố chiến tranh” (các cụ ta gọi là Rung cây dọa khỉ) đã từng được nó và đàn em Bắc Triều Tiên áp dụng rất thành công. Nói ý văn học, Chí Phèo trước khi phải dùng đến chiêu cuối cùng là đổ máu, rạch mặt ăn vạ, bao giờ cũng phải chửi bới thật to để dân làng chú ý đã. Ấy, nó đang làm như thế đấy. Làm thế để làm gì, trong khi các tàu của ta đang bạt súng còn chẳng thèm mở, kiên trì đấu tranh và thực thi quyền chấp pháp trên biển của mình theo đúng luật định và thông lệ quốc tế. Đang tranh chấp, một bên cứ nói, một bên cứ cầm dao lăm le, vậy quá rõ ai là kẻ côn đồ rồi!!!! Với tiềm lực hải quân đứng thứ 5 thế giới, trung quốc tưởng rằng Việt Nam sẽ buộc phải “xuống thang” mà nhả biển Đông ra cho chúng nó mặc sức “liếm” – cái liếm dơ bẩn của một quốc gia đói khát, “nhịn ăn lấy tiền mua vàng”. Nhưng có lẽ, lần này anh láng giềng đã sai, thậm sai. Chúng ta không những không nhịn mà còn vùng lên rất mạnh mẽ, trên cả hai mặt trận pháp lý và ngoại giao, và đặc biệt nhất là trong mặt trận lòng dân. Dân Việt Nam vốn luôn thờ ơ với chính trị, chỉ lo chăm chỉ kiếm ăn, mà đến cô bán rau ngoài chợ bây giờ cũng còn quan tâm nó đang dở cái trò gì trên biển của mình. Đó là điều trung quốc cần phải sợ. Anh đòi đánh, anh lăm le, nhưng chúng tôi cứ đứng yên, quyết không lùi, vậy anh làm gì? Hay là học gấu Nga ở Ukraina quyết làm tới để bây giờ ê mặt với EU và Mỹ và điêu đứng về kinh tế??? nghĩ đi trung quốc! Rút tàu và giàn khoan về để tiền đó lo do bao nhiêu triệu dân còn đói kia kìa, lo làm sạch cái bầu không khí đầy bụi bẩn ở Bắc Kinh kia kìa. Còn đòi Việt Nam “không kiện” “không đa phương hóa, quốc tế hóa” giải quyết tranh chấp để cho các anh lấn ép, chơi bẩn, thủ đoạn á. Không bao giờ! Tỉnh dậy đi, trung quốc! Một khi Việt Nam thức tỉnh và không còn mong muốn là láng giềng với các anh nữa, thì xin lỗi, các anh mới là người cần phải sợ. Bắc có Nga, Đông Bắc có Hàn Quốc – Nhật Bản – Mỹ, sát sườn có Đài Loan, Tây Nam có Philipines, và nếu bây giờ trên đất liền, có Việt Nam…..không ưa anh, và không còn muốn chơi với anh nữa? Anh sẽ làm gì???
Nhưng suy cho cùng, Pháp không sợ, Mỹ chưa bao giờ sợ, Trung Quốc không thèm sợ, vậy Việt Nam sợ ai trong khi ta chưa phải “kẻ mạnh nhất hay người yếu nhất” như đại danh hào Pháp Banzac từng nói?
.
.
.
.
.
.
.
Vâng, Việt Nam sợ ……………..chính mình!
“LƯỠI BÒ” trung quốc THỰC SỰ MUỐN “LIẾM” GÌ Ở BIỂN ĐÔNG?
Hôm qua, trung quốc đã phát đi thông báo về việc hoàn thành tốt đẹp việc khoan thăm dò giai đoạn 1 của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 mà Việt Nam mình vẫn quen gọi là HD 981. Chúng loan báo đi như thể một tin vui về thành tựu khai thác tài nguyên- một hoạt động kinh tế hết sức bình thường bên trong đường lưỡi bò chín đoạn mà chúng tự vẽ ra để chiếm gần hết Biển Đông bất chấp sự phản ứng giận dữ chưa từng có của nhân dân Việt Nam và sự không ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, cái mà trung quốc muốn “liếm” ở Biển Đông bằng cái lưỡi bò tai quái ấy liệu có đơn giản chỉ là dầu mỏ - thứ vàng đen quý giá mà bọn chúng thèm khát cho công cuộc phát triển kinh tế rầm rộ trong nước?
Không! Không bao giờ trung quốc đưa cái của nợ tỷ đô của chúng một cuộc chơi mạo hiểm như vậy đơn giản chỉ vì mấy thùng dầu thô (nếu như ở dưới đấy có dầu thật!!!).
Nằm giữa thế bủa vây của các cường quốc, phía Bắc là Gấu Nga cứng rắn, tiềm lực quân sự mạnh mẽ và chưa bao giờ ngại va chạm trong các vấn đề lãnh thổ, phía Đông Bắc là Hàn Quốc, Nhật Bản – những con rồng đích thực của châu Á mặc dù đường lối ngoại giao hết sức mềm mỏng nhưng lại nằm trong trục liên minh chiến lược với Mỹ, ngay bên hông là Đài Loan Dân Quốc mà từ năm 1949 đến nay chưa bao giờ đụng tới được dù luôn miệng tuyên bố là thuộc về của mình, trung quốc luôn thèm khát đến cuồng tưởng một lối thoát về địa chính trị. Và Biển Đông của Việt Nam chính là lối thoát lý tưởng cho tham vọng bành trướng ám ảnh nhiều thế hệ nhà cầm quyền trung quốc.
Tại sao lại là Biển Đông? Bởi lẽ những nước có tuyên bố chủ quyền với vùng biển bận rộn nhất thế giới, cửa ngõ hàng hải huyết mạch và giàu tiềm năng này là Việt Nam, Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác – những nước nhỏ và có tiềm lực hạn chế hơn rất nhiều so với trung quốc.
Và lúc này hơn bao giờ hết, là “thiên thời-địa lợi-nhân hòa” để trung quốc thực hiện dã tâm của mình ở Biển Đông: khi Việt Nam đã có lệ thuộc nhiều mặt tương đối lớn vào trung quốc, đặc biệt là về kinh tế và chính trị. Mặc dù đã rục rịch có những dấu hiệu tiếp tục của những cải cách, đổi mới lớn hơn để phát triển đất nước, nhưng ảnh hưởng của thế giới phương Tây vẫn còn khá xa đối với Việt Nam. trung quốc vẫn luôn chủ quan với suy nghĩ rằng: Việt Nam là sân sau của mình và có thể mặc sức tác oai tác quái. Sau sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 2 và vô số những vụ va chạm bẩn thỉu và đê hèn của trung quốc với ngư dân Việt Nam ở trên biển mà không hề vấp phải sự đối kháng nào đáng kể từ phía Việt Nam, trung quốc dần nghĩ rằng đã chín muồi để “liếm” trọn vẹn Biển Đông theo như ý đồ tiến ra biển lớn của “công trình sư cải cách” Đặng Tiểu Bình lúc sinh thời vẫn luôn ấp ủ.
Thêm vào đó, trung quốc còn đang muốn mượn Biển Đông để hạ hỏa những bất đồng đang chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đất nước, mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà cầm quyền đang ốm yếu vì tham nhũng, mâu thuẫn sắc tộc dữ dội ở Tân Cương - Tây Tạng, mâu thuẫn về khoảng cách giàu nghèo đang ngày một gia tăng chưa từng thấy.
Trong môn quyền anh (boxing), trước khi ra đòn quyết định, võ sĩ luôn có vô số đòn nhử để thăm dò đối phương. Và HD 981 chính là cú nhử đòn tỷ đô của trung quốc đối với Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Đôi khi người ta trồng một cây táo ở trong vườn không có nghĩa là người ta thèm hoặc cần ăn táo, mà là vì họ muốn mượn cây táo làm cột mốc chỉ giới xác định: khu vườn này thuộc về họ dù rằng nó còn đang bị tranh chấp quyết liệt.
Giữa bối cảnh, chiến lược xoay trục về Châu Á, tái cân bằng lực lượng của hải quân Mỹ về Tây Thái Bình Dương còn diễn ra khá chậm chạp, trung quốc đã liều mình đặt một phép thử đối với chúng ta, với ý đồ đẩy Việt Nam từ mức độ thuần phục lên thành thần phục. Đó chính là cái chúng muốn nhất: sự THẦN PHỤC trung quốc của người Việt.
Nếu Việt Nam im lặng và sợ hãi, một ngày kia mặt trời trên Biển Đông sẽ thuộc về người trung quốc.
Và tất nhiên, lưỡi bò thuộc về con bò, không bao giờ thuộc về con sư tử, nên chúng ta không thể trông chờ một con bò sẽ hành xử oai hùng và đường hoàng như con sư tử được. Tuy nhiên, có để cho cái “lưỡi bò” bẩn thỉu của trung quốc “liếm” được cái chúng muốn không, chỉ có duy nhất chính CHÚNG TA –người Việt Nam mới có thể trả lời được câu hỏi lớn của lịch sử ấy. Bây giờ hoặc không bao giờ!
P.S: Bài viết này trả lời cho em, một cô học trò quanh năm chỉ dúi đầu vào máy tính với công việc mà nay bỗng chốc email hỏi thầy “Vì sao chúng nó cứ nhằm đúng lúc này mà vác gáo sang đòi múc nước trong giếng nhà mình thầy nhỉ?”. Thầy không phải là chuyên gia về quan hệ quốc tế, nhưng thầy sẽ không né câu hỏi nào của em như từ trước đến nay vẫn thế. Vậy thôi!
Cũng mong muốn mọi người cùng đọc để "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng" nhất là khi chúng ta đang phải đấu trí với một con bò có sự tham lam và khát máu của con sư tử.
MẸ TỔ QUỐC, CHÚNG CON XIN LỖI……..!
Thưa Mẹ, người Mẹ ngàn năm của dân tộc Việt Nam.
Chúng con là những đứa trẻ may mắn sinh ra sau chiến tranh, được sống trong hòa bình và cuộc sống đủ đầy hơn trước. Chúng con đã sống vô tư, vô lo và có lẽ cứ như thế mãi cho đến một ngày Biển Đông dậy sóng vì bóng dáng của thằng hàng xóm khốn nạn đang lăm le xâm chiếm, mới giật mình, chạy cuống cuồng đi tìm “lòng yêu nước” – điều mà có lẽ lâu lắm rồi người ta mới nhắc đến ngoài sách giáo khoa lịch sử, những bộ phim tài liệu về chiến tranh, và những bài xã luận.
Để rồi, khi đứng trước LÒNG YÊU NƯỚC, chúng con giật mình xấu hổ nhìn sang các bạn Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore bấy lâu nay họ triệu người như một, đồng sức đồng lòng vun đắp cho Mẹ Tổ Quốc của họ thành cường quốc, bọn Nghèo đói – Dốt nát – Ngoại xâm không đứa nào dám bén mảng.
Chúng con giật mình xấu hổ nhìn ra Biển Đông và nhận thấy rằng rất đông trong số bọn con biết nhiều về K-pop, Manga ….mà hoàn toàn chưa từng biết đâu là Sơn Ca, đâu là Nam Yết, đâu là Lý Sơn, Phú Quốc…….
Chúng con giật mình nhận thấy rằng bấy lâu nay chúng con đã quen với thói đổ lỗi và thoái thác trách nhiệm., quen lý giải cái sự nghèo sự yếu của nước nhà là do chiến tranh, do thiên tai, do chế độ, do xu thế này khác, quen với cái câu thở dài “Ôi! Cái nước mình nó thế” ……Chúng con mải phân biệt người Bắc kẻ Nam, mải ôm khư khư quá khứ đã qua mà không chịu bắt tay hòa giải, cùng dắt nhau đi lên.
Các con của Mẹ đã chưa một lần dám dũng cảm nhận lỗi rằng, nước như ngày hôm nay là có phần lỗi to lớn từ chính chúng con, những công dân thiếu trách nhiệm.
Và hôm nay, khi kề cận với họa mất nước, chúng con đã cảm nhận sâu sắc nỗi nhục của một đất nước yếu, chúng con nghiêng mình xin lỗi Mẹ về những tháng ngày đã qua. Mẹ có rộng lòng cho chúng con thêm một cơ hội và thêm sự chờ đợi để ngay từ mai………
Những đứa làm giáo viên sẽ mang hết tâm, hết sức để dạy điều hay lẽ phải cho trò, sẽ dạy hết vì lòng yêu nước chứ không còn để dành lại tí kiến thức mang về nhà dạy thêm, sẽ phấn đấu trở thành tiên sư, quyết không thèm làm tục sư
Những đứa làm công chức sẽ thôi không la cà quán cà phê nữa, đến cơ quan làm việc nghiêm túc, mẫn cán, đúng giờ, cố gắng làm hết mình đủ 8 tiếng, thậm chí 10 tiếng vì yêu nước, gặp gỡ dân như gặp gỡ bạn, nói với dân như nói với anh em.
Những đứa làm bác sỹ, vì lòng yêu nước, sẽ mang hết y thuật, chỉnh đốn y đức mà phục vụ, thương yêu bệnh nhân như ruột thịt, coi tiêu cực như quân thù, sẽ đánh bại bệnh tật, bảo vệ sức khỏe nhân dân vì tự trọng nghề nghiệp hơn là vì phong bì.
Những đứa còn đi học, vì lòng yêu nước, sẽ học thật, thi thật, để ra đời làm việc thật, đóng góp thật thay vì cố gắng học nhanh nhanh cho xong để nhận giấy chứng nhận thất nghiệp.
Những đứa đi buôn thúng bán bưng, vì lòng yêu nước, vì tự hào dân tộc sẽ không còn hám lợi mà bán những đồ phế phẩm Trung Quốc làm hại đồng bào, sẽ chỉ cho người dân nên mua hàng Việt.
Những đứa làm doanh nghiệp, vì lòng yêu nước, sẽ ra sức sáng tạo, nâng cao cạnh tranh, đánh bại sản phẩm Trung Quốc ngay trên chính sân nhà mình, mang tiền về cho Tổ Quốc, chăm lo cho công nhân.
Vâng, chúng con, những đứa con muôn đời thơ dại của Mẹ, dù ở đâu, dù làm gì vẫn luôn biết rằng đâu là quê hương, đâu là Tổ Quốc, nhưng chỉ vì “ham chơi và ngủ quên trên chiến thắng” mà đã để đất nước phải đi lùi quá lâu. Chỉ mong với lòng vị tha và bao dung, Mẹ sẽ tha thứ và chờ đợi chúng con sửa chữa những lỗi lầm của mình.
Chúng con yêu mẹ của chúng con, Tổ Quốc Việt Nam anh hùng!.
P.S: Vài dòng chia sẻ trước khi đi biểu tình, mọi người ai cảm thấy tự thân mình có lỗi thì Like, Chia sẻ, và HÀNH ĐỘNG, ai cảm thấy không có lỗi, có thể comment chửi mắng, phản biện ở phía dưới, miễn là văn minh, lịch sự.
trung quốc! ĐỪNG ĐÙA VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM!
Đó là lời cảnh báo phù hợp nhất lúc này đối với Trung Quốc, kẻ láng giềng tham lam và trơ trẽn của chúng ta giữa lúc chúng đang dã tâm nuốt trọn Biển Đông, một phần thiêng liêng không bao giờ tách rời của Tổ Quốc ta. Có vẻ bọn chúng đã quen với đường lối đối ngoại mềm mỏng của chính phủ Việt Nam mà nghĩ rằng Hà Nội phải sợ Bắc Kinh. Không! Nhà cầm quyền có thể vì lý do này lý do khác mà e ngại Trung Quốc, nhưng nhân dân Việt Nam thì tuyệt đối không. Dàn khoan kia nếu cắm xuống thềm lục địa của Việt Nam, thì không phải là dầu lửa trào lên, mà là máu yêu nước của dân tộc Việt sẽ làm cho chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh phải thức tỉnh.
Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam ghi nhận, chưa bao giờ Trung Quốc có thể khuất phục Việt Nam, và cũng chưa có cường quốc nào có thể làm việc đó suốt mấy ngàn năm lịch sử.
Quân đội Việt nam chắc chưa phải là hùng mạnh nhất, vũ khí không phải tối tân nhất, nhưng Việt Nam tự hào là một trong những dân tộc yêu nước nhất trên thế giới. Vì hai chữ Tổ Quốc với người Việt còn thiêng liêng hơn mọi tôn giáo, mọi đức tin. Cách duy nhất mà Trung Quốc có thể làm để thôn tính Việt Nam, cướp đoạt lãnh thổ của chúng ta đó là bước qua xác của 90 triệu dân và 2 triệu kiều bào ta ở nước ngoài. Trung Quốc có đủ bản lĩnh và tàn bạo để làm điều đó không? Điều đó tôi không biết, nhưng tôi chắc chắn người dân Việt Nam sẽ chiến đấu đến người dân cuối cùng để bảo vệ danh dự của dân tộc, bảo vệ sông núi của cha ông. Bỏ qua mọi khác biệt về chính kiến, về chế độ, về trình độ nhận thức, về tầng lớp xã hội, người Việt Nam dù ở đâu, dù thời nào vẫn luôn yêu nước.
Quân đội ta có thể mất vài giờ hoặc vài ngày để toàn quân sẵn sàng chiến đấu, nhưng nhân dân Việt Nam thì không tốn đến một giây để thắp lửa căm hờn với Trung Quốc, kẻ luôn miệng tự nhận rằng bạn bè tốt, láng giềng tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Hơn ai hết trên thế giới, nhân dân Việt Nam đã quá hiểu, quá quen, và quá khinh bỉ sự thâm độc và hèn hạ, cái “tốt” nhất của Trung Quốc. Và thế giới cũng biết điều đó. Đến mức bây giờ ở nước ngoài, cứ cái gì đểu đểu, hàng giả, hàng kém chất lượng, người ta đều nói “maybe made in China”.
Sống và làm việc ở phương Tây, mới thấy dân tộc ta quá thiệt thòi khi có một anh hàng xóm đểu, hay nói chính xác là chưa bao giờ thực sự tử tế. Điều chúng thực sự giỏi là xảo trá và lừa lọc.
Chúng ta luôn yêu hòa bình, thích yên ổn để xây dựng đất nước, phát triển kinh tế; nhưng không có nghĩa là chúng ta sợ hãi. Những ngày qua, đường lối của chúng ta là hết sức khôn ngoan, nhất quyết không nổ súng trước không va chạm, kiên trì nhẫn nhịn để vạch trần bộ mặt thật xảo trá của chính phủ Trung Quốc với đầy đủ bằng chứng xác thực nhất trước mắt cộng đồng quốc tế. Chúng là những kẻ hèn hạ đánh nhưng không dám nhận là đánh. Và hôm nay chúng đã sập bẫy.
Vào thời điểm này, nếu bắt chước gấu Nga mang quân xâm phạm lãnh thổ của một nước khác, Trung Quốc sẽ biết đâu là giới hạn.
Cần phải giúp Trung Quốc hiểu rằng thế giới này không chỉ có người Trung Quốc, không phải năm châu đều thuộc về Trung Quốc.
Và chúng ta cũng thôi không nên dùng từ “con cọp giấy” để nói về Trung Quốc, vì nói thế là có lỗi với cái uy linh của con cọp, vì dù là giấy, thì con cọp cũng là biểu tượng của sức mạnh; trong khi Trung Quốc chỉ là một con chó mới thay màu lông mới được vài chục năm nay mà vẫn tự tưởng mình là cọp. Trung Quốc chưa bao giờ và không bao giờ đủ tư cách để dẫn dắt tương lai châu Á và thế giới, ít nhất là trong mắt người dân Việt Nam.
Nếu chúng tiếp tục những bước đi đẩy chúng ta đến gần câu hỏi Diên Hồng, chúng ta nhất định sẽ trả lời câu hỏi ấy giống như tổ tiên, ông cha đã làm hàng trăm năm trước.
Và nếu như nhà cầm quyền Trung Quốc biết đọc, biết lịch sử hãy ngẫm lại và dừng lại khi còn kịp lúc. Cọc Bạch Đằng đến nay vẫn còn dưới lòng sông kia…..
Vậy nên, Trung Quốc! Đừng đùa với dân tộc Việt Nam!
ĐỒNG BÀO TÔI ƠI! HÃY NGỪNG BỨC HẠI TỔ QUỐC
Tôi viết những dòng này khi hay hung tin mới nhất từ Việt Nam, đã xem – đã thấy những sự thật đau lòng đang diễn ra từ nơi mà tôi lo ngại nhất nhưng chưa bao giờ dám nói khi bạo loạn Bình Dương diễn ra: Vũng Áng – Hà Tĩnh. Nơi có lượng người lao động Trung Quốc tập trung đông đảo nhất và đặc biệt nơi ấy……….là quê hương của Xô Viết Nghệ Tĩnh ngày xưa. Nơi chứa ngòi nổ của thùng thuốc súng mang tên Bạo loạn.
Đồng bào ơi, tôi muốn gọi các bạn bằng tên gọi thiêng liêng nhất ấy, dù bạn là một người công nhân, nông dân, là bác sỹ, kỹ sư hay ai đi chăng nữa, dòng máu của các bạn cũng giống dòng máu của tôi. Chúng ta là người Việt Nam!
Họ, những người máu đỏ da vàng mà các bạn vừa hành hung kia cũng là con của một bà mẹ Trung Quốc nào đó, là cha là mẹ của một đứa trẻ nào đó, là cột trụ kinh tế cho một gia đình nào đó. Họ cũng vất vả như các bạn, họ cũng đổ mồ hôi xuống để nhặt hạt gạo lên như chúng ta và giờ họ nằm đó giữa máu và sự cuồng nộ vô căn cứ của các bạn.
Vì sao họ bị đánh? Phải chăng bởi vì họ là người Trung Quốc? Các bạn cho rằng đánh họ Trung Quốc sẽ thấy sợ hãi trước sự giận dữ của dân Việt Nam mà rút giàn khoan về?
Không! Giới cầm quyền Trung Quốc chúng chỉ chờ có vậy! Chúng đang thèm muốn một cái cớ chính đáng không chỉ để vu vạ, bôi xấu người Việt trong mắt cộng đồng quốc tế mà còn phục vụ cho những tính toán xa hơn.
Cái chúng cần là cô lập người Việt với thế giới, để bên ngoài nhìn vào Việt Nam như một quốc gia xấu xí có những con người không biết kiềm chế, nông nổi.
Cái chúng cần là để chúng ta vì hoảng loạn mà giẫm đạp lẫn nhau ngay cả khi chưa có tiếng súng nào nổ ra.
Cái chúng cần là đẩy mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Trung Quốc lên cao độ nhất có thể.
Cái chúng cần là những đồng dollar của các nhà đầu tư nước ngoài nếu không đổ vào Vietnam thì điểm đến kế tiếp rất có thể là Trung Quốc. Tiền đấy chúng sẽ lại làm giàn khoan, lại mua tàu chiến, lại quần thảo Biển Đông của chúng ta như cái ao nhà của chúng.
Cái chúng cần là kích động những mâu thuẫn nội tại mà xã hội ta chưa giải quyết được để phân tán sự tập trung cần có của cả dân tộc khi chúng ta đang phải đối đầu với một kẻ thù nham hiểm và chơi bẩn bậc nhất thế giới.
Chúng cần rất nhiều thứ để có thể đạt được mục đích dơ bẩn của chúng, và chính các bạn với những việc làm nông nổi sẽ gián tiếp giúp chúng sớm đạt được những điều đó. Và đấy là cái các bạn gọi là Yêu nước? Là chia sẻ với biển đảo đấy phải không?
Không, hãy dừng lại một phút để suy nghĩ!
Bây giờ, một vài chục bà mẹ Trung Quốc sẽ khóc vì mất con, nhưng ngay ngày mai thôi, vài ngàn bà mẹ Việt Nam ở chính nơi các bạn sống sẽ phải khóc vì để con phải đói, vài chục ngàn bà mẹ Việt Nam ở những vùng miền khác sẽ phải khóc khi không giải thích được với con trẻ điều quái quỷ gì đang diễn ngay trên đất nước của chúng ta, và Mẹ Tổ Quốc sẽ khóc vì những đứa con dại dột của mình......
Hãy tỉnh táo hơn bao giờ hết, đừng để mắc vào kế sách “Nội công ngoại kích” của Trung Quốc. Đừng để chúng không cần đánh vẫn thắng.
Hãy ngừng bức hại Tổ Quốc, đồng bào tôi ơi!!!
Nếu bạn thấy thông điệp này có chút ít ý nghĩa với đất nước, hãy để nó tiếp tục sống và lan tỏa bằng tinh thần sẻ chia của chính bạn. Mình chỉ có một niềm tin bất diệt, những từ xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim.
Trân trọng cảm ơn.
TỪ ANH HÙNG BÀN PHÍM ĐẾN ANH HÙNG RƠM!
Mấy hôm trước, mình mới viết bài vạch mặt chỉ tên GIẶC DỐT đang xâm lăng Việt Nam, thì hôm nay tràn ngập các mặt báo trong nước cảnh công nhân KCN Sóng Thần - Bình Dương đập phá công ty Trung Quốc. Để thấy rằng, thứ giặc mà mình nói tới đặc biệt nguy hiểm và không hề xa xôi, không thể coi thường.
Công nhân của ta thậm chí còn không phân biệt được công ty Trung Quốc với Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác.
Không phân biệt được chính phủ Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc.
Quá khích? Bị xúi giục? Bức xúc trước tình hình đất nước?
Dù có là gì thì các bạn công nhân Bình Dương cũng vừa tát vào mặt đất nước một cái rất đau, ah không, thực ra mấy cái.
Cái tát thứ nhất: Ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trong mắt quốc tế, sự việc này lên báo nước ngoài thử hỏi ai còn dám đến Vietnam đầu tư, kinh doanh, ảnh hưởng đến dòng máu FDI quý giá đến Việt Nam, điều mà nhà nước ta, các sứ quán của ta ở nước ngoài phải tốn bao công của để mời gọi. Thêm vào đó, công nhân ta đập phá bao nhiêu, nhà nước ta sẽ phải bồi hoàn bấy nhiêu, điều đó đã được quy ước trong hệ thống luật pháp quốc tế. Đó là tát vào nền kinh tế của đất nước.
Cái tát thứ hai: Kẻ thù của chúng ta là nhà nước Trung Quốc với chính sách hiếu chiến và bành trướng, chứ không phải là nhân dân và cách doanh nhân Trung Quốc làm ăn lương thiện. Họ cũng giống như chúng ta, tìm cách kiếm miếng cơm nuôi vợ nuôi con. Họ hoàn toàn vô tội và họ không thể tác động gì đến chính sách của nhà nước họ. Trung Quốc nhân dịp này có đầy đủ bằng chứng lên án, cáo buộc chính phủ Việt Nam giật dây phá hoại cơ sở kinh tế của họ. Thậm chí có thể can thiệp quân sự để bảo vệ tài sản và công dân nước họ. Đó là tát vào sự an nguy của đất nước.
Cái tát thứ ba: Trưng bày sự vô tổ chức -yếu kém cốt tử của phần đông Việt Nam ra trước mắt Trung Quốc, trước mắt cộng đồng quốc tế giữa lúc chúng ta đang cần gạt bỏ mọi bất đồng, mọi xung đột lợi ích để đứng bên nhau bình tĩnh để chống lại kẻ thù chung. Trên biển các chiến sỹ của chúng ta bình tĩnh, khôn khéo bao nhiêu, thì trên bờ đám đông của ta lại nóng vội, và dốt nát bấy nhiêu. Đó là tát vào thể diện của đất nước.
Cái tát thứ tư: Đập công ty Trung Quốc chính là đập nồi cơm của chính đồng bào mình - hàng ngàn công nhân đang làm việc tại đó. Họ cần tiền mua gạo, mua sữa cho con, và cần sống. Trung Quốc nó chưa bắn tiếng súng nào hết nhưng các bạn đã bắn thẳng vào đồng bào mình bằng sự dốt nát vô cùng tận của các bạn. Đó là tát vào chính các bạn.
Người Việt Nam thường chỉ đoàn kết khi sắp chết, nhưng đoàn kết kiểu các bạn Bình Dương thì là đoàn kết để cùng chết. Dù có là anh hùng rơm, thì ít nhất, làm ơn hãy biết cách CHÁY đúng lúc.
CÔNG THỨC NÀO CHO LÒNG YÊU NƯỚC?
“Thầy ơi, bây giờ em phải làm gì?” vì câu hỏi của em gửi đến thầy giữa những ngày Biển Đông đang dậy sóng và như bao lần thầy sẽ để tự em tìm thấy câu trả lời cho riêng mình.
Em hãy hình dung xem, đất nước chúng ta giống như một bức tranh ghép hình lớn rộng, mà mỗi một công dân đều mang một màu sắc riêng.
Khi hòa bình, thầy là màu xanh của bảng viết, em là màu trắng của trang giấy, những anh lính ngoài biển xa là màu đỏ của hi vọng……chúng ta không đổi lẫn sắc màu cho nhau được, điều tốt nhất là trung thực với màu sắc của mình, và phấn đấu trở thành ô màu đẹp nhất.
Nhưng khi có biến, thì dù có là Giáo sư Châu, thủ tướng Dũng, thầy và em – chúng ta sẽ đều giống như nhau, đều tạm dừng những chức phận xã hội của mình để làm chức phận thiêng liêng nhất, và đều là những cái tên Tổ Quốc cần.
Suy cho cùng, lòng yêu nước, cũng không giống như mọi thứ tình yêu khác, đều không có công thức, nhưng trong thời đại ngày nay, nó nhất định phải được viết bằng những trái tim nóng luôn nghĩ về Tổ Quốc và được soi sáng bằng một trí óc mang ánh sáng của tri thức và hiểu biết.
Em viết chữ rất đẹp, nhưng không có ánh sáng, sẽ nghuệch ngoạc vô cùng, sẽ chỉ là một mớ hỗn độn.
Em viết chữa chưa đẹp, nhưng dưới ánh sáng, nếu nắn nót sẽ vẫn có thể đọc được, sẽ vẫn là chữ.
Em có xuống đường biểu tình hay không? Tùy em.
Em có đổi avatar Hướng về Biển Đông không? Tùy em.
Em có tẩy chay hàng Tàu hay không? Tùy em.
Nhưng quan trọng là hãy chọn làm những điều gì ý nghĩa mà em cảm thấy rằng đó là tốt nhất cho Tổ quốc của chúng ta.
Với thầy, thầy chọn cách là là một công dân không nghèo (để không là gánh nặng với đất nước), một công dân không dốt (để không là nỗi xấu hổ với đất nước) và một công dân không chịu ngồi yên (để không chậm bước với đất nước)…..để yêu Tổ Quốc của chúng ta mỗi ngày.
Còn em, hãy thể hiện lòng yêu nước của mình trong từng bước em đi, từng việc em làm, từng phút giây em suy nghĩ……và theo cách của riêng em.
Chúng ta cần Tổ Quốc, và Tổ Quốc cũng rất cần chúng ta.
GIẶC NÀO ĐANG XÂM LƯỢC NƯỚC TA???
Mấy ngày hôm nay Biển Đông dậy sóng, và con sóng yêu nước cũng đã bắt đầu lan rộng, thức tỉnh các bạn trẻ Việt Nam ở mọi nơi. Nhưng càng quan sát mình càng cảm thấy buồn khi thấy rõ những hạn chế rất lớn của một bộ phận không ít các chủ nhân tương lai của đất nước. Thật sự các bạn đã chuẩn bị quá ít hay đúng hơn là chẳng chuẩn bị gì để làm chủ đất nước này. Làm chủ đất nước này không có nghĩa là bạn cần phải trở thành Chủ tịch nước, Thủ tướng hay tư lệnh quân đội……làm chủ đất nước với chúng ta là làm những công dân hiểu biết, ít nhất là hiểu biết về những gì đang diễn ra xung quanh mình, về mảnh đất mà mình đang sống.
Newsfeed mình tràn ngập những status kiểu như:
“Mỹ đâu, sao không thấy Obama lên tiếng……..Sao không đưa tàu đến đánh bẹp bọn Khựa đi”
“Cái bọn Nga ngố này là đồng minh của ta, sao lại đi tập trận với Trung Quốc…..”
“Các nước ASEAN đâu, sao mãi không thấy lên tiếng”
Các bạn ạ, chúng ta đang nói đến Trường Sa, Hoàng Sa, và thềm lục địa của Việt Nam ta chứ không phải là Hawaii hay Alaska đâu các bạn ạ? Các bạn nghĩ sao khi dân Mỹ đóng thuế xây dựng quân đội, cho con em họ đi nghĩa vụ……..để bảo vệ lãnh thổ một đất nước xa xôi cách họ hàng chục ngàn cây số. Hơn nữa chúng ta không phải là Phillippines, Hàn Quốc hay Nhật Bản; chúng ta không nằm trong bất kỳ liên minh phòng thủ nào với Mỹ, hà cớ gì họ gửi tàu chiến tàu ngầm đến giúp ta đuổi Tàu. Không chỉ vậy, rất nhiều người ở Việt Nam, đặc biệt là các cô bác lớn tuổi, các cụ các ông, và một phần đông các bạn “dư lợn viên” nữa vẫn còn dị ứng, vẫn còn nhảy dựng lên khi nói bất kỳ điều gì liên quan đến Hoa Kỳ. Bọn đế quốc, bọn xâm lược, bọn tư bản giãy chết…….vì lý gì tự nhiên bây giờ nước mình gặp chuyện lại hô người ta đến.
Còn Nga ah?, còn ASEAN ah?, uh, có thể họ không ưa gì Trung Quốc nhưng bất kỳ quốc gia nào cũng thèm muốn 1 tỷ 4 cái tàu há mồm ở Trung Quốc. Với họ, Trung Quốc chả là cái gì nhưng lại là cái gì đấy, chúng nó có 1 tỷ 4 khách hàng- là thị trường màu mỡ nhất. Điều đó là đủ làm hoa mắt bất kỳ công ty nào trên thế giới. Và trên thế giới này bao đời nay vẫn chỉ có một quy luật vĩnh cửu không bao giờ thay đổi như cố thủ tướng Anh thời thế chiến thứ 2 Churchill đã từng nói “Không có bạn không có thù, chỉ có quyền lợi là mãi mãi.”
Rất nhiều người Việt ở trong nước không hề biết rằng, khi nói đến Việt Nam ở nước ngoài, dân nước ngoài nó chẳng biết Việt Nam ở đâu cả, may ra gặp được mấy ông già bà cả thì Vietnam War! Vietnam War! ….Nghe Việt Nam nó cũng xa xôi như kiểu ta nghe tên mấy nước kiểu Butan, hay là Turmenishtan ấy. Biết tên. Chấm hết! Còn Trung Quốc thì ai cũng biết đấy. Đến mức độ cứ thấy da vàng mũi tẹt là người ta gọi là Chinese bất kể bạn là Vietnamese, Japanese hay Mongolian.
Chúng ta cần phải tỉnh dậy ngay lúc này chứ không thể chậm hơn, tỉnh dậy để nhận ra rằng Tổ Quốc đang rất cô đơn, Tổ Quốc chúng ta không thể dựa vào ai khác đâu ngoài chính chúng ta. Đừng cầu mưa hô sóng thần ngoài Biển Đông, đừng dựa vào trời đất, đừng đợi Bồ Tát xuống cứu như Tây Du Ký.
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần cảm thấy nỗi nhục của cái nghèo, của một nước nhỏ bé sống sát nách một thằng hàng xóm mất dạy. Vì sao chúng ta biết hàng của nó đểu mà vẫn dùng? Vì chúng ta không thể sản xuất ra được hàng hóa với giá thành rẻ như nó! Nó rẻ trong khi chúng ta cũng chẳng có nhiều tiền và cũng không tự làm được. Cái nghèo không cho chúng ta quyền được lựa chọn.
Thằng hàng xóm nó chiếm đất nhà ta, việc đầu tiên là ta phải biết ranh giới đất nhà mình đến đâu, bờ bao nhà mình đến đâu, sổ đỏ của mình đâu, thay vì mài dao ra chuẩn bị chém nó. Bao nhiêu người trong số các bạn trẻ Việt Nam phân biệt được đâu là vùng nội thủy, đâu là lãnh hải, đâu là thềm lục địa, phao số 0 nằm ở đâu??? Bao nhiêu người biết chính xác Trường Sa thuộc về tỉnh nào của nước ta?
Bao nhiêu người dân Việt Nam hiểu được Trung Quốc nó sẽ làm gì tiếp theo nếu như ta chủ động nổ súng trước trong cuộc tranh chấp trên biển kia?
Nếu lần này, đất nước may mắn thoát khỏi bóng đen chiến tranh, chúng ta sẽ làm gì? Ngồi cày games, ra quán nước chém gió tiếp hay tiếp tục đi ăn KFC uống Starbuck để check-in cho sang chảnh???
Mình chỉ muốn nói một và chỉ một điều thôi: Đừng để giặc Dốt nó dìm chết ta trước khi giặc ngoại xâm kéo đến!
Văn hoá “Nhường chỗ” – Nước ta đang rất thiếu - Dân ta đang rất cần!!!
Thường nói đến văn hoá nhường chỗ, người ta hay nghĩ ngay đến những tình huống ứng xử trên tàu, xe bus và các phương tiện công cộng. Những chỗ ngồi ưu tiên trên xe bus luôn được dành cho người tàn tật, người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Từ những hành vi lịch thiệp rất nhỏ nhưng lại thể hiện nền tảng dân trí cần phải có của một xã hội văn minh.
Khi nói đến vì sao Ta chưa như được Tây, người ta thường hay nhắc đến khái niệm khoảng cách giàu nghèo (wealth-gap) giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nhiều người cứ đơn giản nghĩ rằng đến khi nào GDP của ta bằng họ, thu nhập bình quân đầu người của ta bằng họ là ta sẽ như họ. Nhưng thật ra không phải vậy. Dù chúng ta có khoả lấp được sự khác biệt về kinh tế thì vẫn còn một khác biệt lớn hơn, đó là khoảng cách văn minh (civilization-gap).
Thật không dễ!
Xét trên bình diện rộng hơn, văn hoá “nhường chỗ” chính là cây cầu nối đi qua cái khoảng cách văn minh vời vợi ấy. Thật vậy!
Hà Nội sẽ ngang bằng với Paris, London, hay New York không phải khi dân ta nhà nhà đi ôtô, người người tiêu dollar; mà điều đó chỉ xảy ra khi và chỉ khi:
Khi sinh viên, thanh niên sẵn sàng nhường chỗ cho những bác nông dân lam lũ trên chuyến xe bus cuối ngày sau buổi chợ chiều vất vả thay vì vô cảm tay bấm điện thoại, tai nghe headphone; người đứng cứ đứng, kẻ ngồi cứ ngồi như bây giờ. Sự vô cảm nhường chỗ cho sự thông cảm.
Khi những khẩu hiệu mục tiêu của các trường học thay vì “Chúng tôi phấn đấu đào tạo 100% học sinh đỗ Đại học – Cao đẳng” nhường chỗ cho“Chúng tôi phấn đấu đào tạo 100% học sinh trở thành công dân có ích cho xã hội”.Sao cứ phải đại học mới là oai, thạc sỹ mới là sang để rồi báo chí ngày ngày ca thán cử nhân, thạc sỹ ra trường lương thấp, không việc làm, đi trông xe, bán sim điện thoại. Thà một trường học đào tạo ra 10 bác sỹ nhưng y đức và y thuật vẹn toàn còn hơn đào tạo ra 1000 bác sỹ nhưng em nào cũng tài chưa kịp đến, tâm chưa kịp tới, để rồi sẵn sàng đưa bệnh nhân đi tắm mát sông Hồng. Sự đói khát thành tích, hư danh, ảo vọng nên nhường chỗ cho khao khát thực tâm, thực tài.
Khi những CÔNG chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về và những ÔNG chức sáng xe đưa đi, tối xe đón về nhường chỗ cho những con người muốn – dám, và đủ khả năng cống hiến cho đất nước. Kỷ nguyên “Mật ít ruồi nhiều, ghế ít đít nhiều” chấm dứt. Khi ấy, công an – không còn là lực lượng giữ gìn sự AN toàn của bộ máy CÔNG quyền, mà sẽ trở thành dân an- những người làm cho DÂN an tâm. Để rồi lúc đó đất nước mình là của nhân dân mình, chứ không phải của những ông Huyện Hinh thời hiện đại. Sự vô trách nhiệm nhường chỗ cho sự tận tâm.
Nhưng sẽ có người hỏi, nếu không chịu “nhường chỗ” thì đã sao???
Trên xe bus, không nhường chỗ sẽ nhận được những ánh mắt khinh bỉ, coi thường của những người xung quanh.
Trong công việc, không nhường chỗ sẽ bị quy luật đào thải của thực tiễn xã hội, của đòi hỏi nghề nghiệp.
Và ở thang bậc cao nhất, theo quy luật của lịch sử, những gì hủ bại và xấu xa sẽ buộc phải nhường chỗ cho những điều tốt đẹp hơn bằng một cuộc cách mạng với sự giận dữ tột cùng của nhân dân dù sớm hay muộn,
Đừng quên câu chuyện thời sự của thế kỉ trước, cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ đã bùng lên dữ dội cũng chỉ vì một phụ nữ da màu không chịu nhường chỗ cho một người đàn ông da trắng .
Nhưng lại tự hỏi, ở Vietnam là “Nhường chỗ” hay là “Trả lại chỗ” đây????
Câu chuyện buồn từ nền giáo dục đòn roi......
Câu chuyện buồn từ nền giáo dục đòn roi.....
Từ lâu mình vẫn luôn nghĩ rằng, tương lai của một đất nước phải bắt đầu từ đâu, tương lai đất nước chắc chắn phải bắt đầu từ bục giảng, từ nhà trường. Và sáng nay xem clip thầy và trò ở Tây Sơn, Bình Định ẩu đả ngay trên bục giảng, ngay dưới chân khẩu hiệu "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" thì mình đã hiểu rằng tương lai của Tổ Quốc mà mình luôn yêu quý sẽ còn buồn lắm, buồn dài dài trong tương lai.
Không hiểu từ bao giờ, nền giáo dục nước mình trở nên bạo lực như thế, thầy và trò hành xử với nhau theo kiểu thú vật như thế. Ngay cả đến như dạy xiếc thú, người ta cũng không thể dạy dỗ những con mãnh thú bằng đòn roi, mà phải dạy bằng tình yêu thương, bằng sự kiên nhẫn, huống hồ chi đến con người. Đòn roi và bạo lực chỉ có thể dẫn đến sự căm hờn, sự phẫn nộ của học trò, chúng sẽ không bao giờ phục; và nếu trò không phục thì thầy nên cảm thấy nhục. Nhục vì một khi anh đã phải dùng đến cái tát, dùng đến sức mạnh với học sinh tức là anh đã hoàn toàn bất lực, năng lực sư phạm của anh là đồ bỏ đi.
Nói đi thì cũng phải nói lại, đúng là ở các nước Á Đông thường có truyền thống sử dụng roi và hình phạt trong dạy học. Hình ảnh những thầy đồ già với chiếc roi mây đã trở thành một ký ức đẹp về thời hoàng kim của Nho giáo trong lòng người Việt, thời mà vai trò của người thầy chỉ xếp dưới Vua và còn trên cả cha mẹ trong thứ bậc Quân - Sư - Phụ. Nhưng cái roi, cái tát của ngày nay hình như đã mất đi ý nghĩa sư phạm, sức mạnh tượng trưng của sự răn dạy, nghiêm khắc. Trừng phạt mà nêu rõ lý do của hình phạt là trừng phạt vô nghĩa. Những cái tát của thầy giáo Tuấn trong clip hoàn toàn không có giá trị dạy dỗ, không phải cái tát của sự nghiêm khắc; đó là cái tát đầy tính côn đồ của một kẻ trong cơn cuồng nộ và đã mất đi sự bình tĩnh cần thiết của một người giáo viên. Thầy vô tư tát vì quen nghĩ rằng trò không bao giờ dám phản kháng, chúng nó mà "bật lại" tức là chống lại giáo viên, tức là đối mặt với án đuổi học, ghi học bạ. Nhưng thầy giáo Tuấn ơi, thầy đã thua rồi, đã thất bại hoàn toàn rồi, nhờ có sự tiến bộ công nghệ, nhờ có Internet, cái tát của thầy đã tát thẳng vào mặt cả ngành giáo dục nước nhà. Có khi nào sau này khi đã yên vị ngồi nhà, thầy sẽ có thời gian rảnh rỗi để nghĩ đến cái câu quen thuộc của người Việt mình "Giá như......". Rất tiếc, từ Giá như nhất quyết không thể tồn tại trong ngành Y và ngành Giáo. Nếu như một công nhân làm sai một sản phẩm, anh ta có cơ hội sửa lại trong vài phút hay vài giờ, nhưng một thầy giáo hành xử sai thì sẽ hình thành ấn tượng xấu trong cả một thế hệ học sinh, góp phần làm hỏng cả một lớp công dân của đất nước. Thầy giáo mà còn như du côn thế thì học sinh tụ tập đánh nhau, chém nhau như phim có lẽ cũng là điều không quá khó giải thích.
Dư luận cũng có ý kiến lên án hành động phản kháng của học sinh, đúng, không ai cổ xuý chuyện học sinh đánh lại thầy giáo cả. Nhưng dư luận lại quên mất câu "Con giun xéo lắm cũng quằn", dư luận quên mất rằng ngay cả luật pháp các nước đều có quy định về hành vi phản kháng tự vệ trong những trường hợp cần thiết. Hơn nữa, các em học sinh ở trường phổ thông đều là dưới 18 tuổi, tức là vẫn là trẻ em. Và ít nhất khi các em có đủ nhận thức để biết rằng khi bị tấn công vô cớ cần phải phản ứng theo đúng bản năng ,thì đó là điều đáng mừng hơn đáng trách. Kiểu tư duy "Đứng yên cho người ta đánh, người ta chèn ép" tồn tại ở các bác trên cao là đất nước đã quá đủ nhục rồi, đừng bắt các cháu phải đi theo vết xe đổ của các bác nữa.
Nếu là mình là cậu học trò trong clip, có lẽ mình đã ứng xử một cách khác, không cần phản kháng làm gì, cứ để cho thầy tát một phát và lùi lại nói "Thưa thầy, nếu em có lỗi em xin lỗi vì đã làm thầy nóng giận. Em xin nhận cái tát vừa rồi vì em là học sinh của thầy. Còn nếu thầy tiếp tục tát em nữa, em nghĩ rằng thầy sẽ tát vào chính sự nghiệp còn dài của thầy. Mong thầy bĩnh tĩnh lại". Nếu như vậy, có lẽ câu chuyện sẽ bớt buồn hơn.
Viết từ nơi thầy không bao giờ dám đánh trò cho nên trò không cần phải bật lại thầy.
London 2014
"Thôi, xin đừng là Nhất!!!"
Thôi, xin đừng là Nhất!!!
“Người Việt Nam hạnh phúc nhất thế giới” --------------------“Chuẩn!”
“Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta”--------------“Chính xác!”
“Tàu ngầm Việt Nam mới mua chạy êm nhất thế giới”-------“Quá tuyệt!”
“Việt Nam sở hữu đoạn đường đắt nhất hành tinh”---------“Thật tự hào!”
Còn một tỷ thứ nhất nữa mà chúng ta có thể dễ dàng thấy nhan nhản trên các mặt báo nước nhà mỗi ngày. Nên vui hay nên buồn nhỉ?
Phải vui chứ, vui vì dù thực tiễn cuộc sống có gian khó như thế nào, thóc cao gạo kém ra sao, xăng có tăng, Biển Đông có căng, các cháu mầm non bị đánh đập có kêu gào, thì anh chị em báo chí vẫn chịu khó biết cách động viên nhân dân bằng một tinh thần lạc quan hiếm có, có lẽ cũng nhất thế giới luôn.
Nhưng có lẽ ngoài tôi, rất nhiều người Việt “chưa chịu ngủ” cũng sẽ tự đặt hỏi rằng: Thực sự, chúng ta đang Nhất, hay Chúng ta đang Mất?
Thật vậy, căn bệnh ham là số 1, ham là Nhất của người Việt ta đang bùng phát mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong cái môi trường ẩm mốc, nồng nạc mùi phân gio của nền báo chí lá cải.
Và chính cái bản tính ham là Nhất đấy đang làm cho chúng ta mất, và mất rất nhiều.
Cái đang dần mất lớn nhất là mất đi cái bản lĩnh của dân tộc: bản lĩnh dám nhìn vào sự thật, vào hiện thực khách quan đang ngổn ngang, suy thoái để mà đứng dậy. Phải chăng cuộc sống gian khó của đất nước đã làm cho chúng ta quen với nửa cái bánh mỳ một bữa và học luôn cách chấp nhận một nửa sự thật để đổi lại nửa cái bánh mỳ ấy? Đắng lòng.
Có ai tìm hiểu vì sao hài kịch Việt Nam luôn thu hút khán giả đông nhất? Vì rằng đời sống của chúng ta đang thực sự thiếu những nụ cười nhất.
Có ai tìm hiểu vì sao “cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất” thế giới? Vì rằng ở Việt Nam tội phạm nguy hiểm nhất luôn biết cách che đậy giỏi nhất và trốn vào những nơi khó bắt nhất.
Chúng ta mê muội với những cái Nhất, tôn thờ số 1 như một vị trí thần thánh mà không thèm quan tâm đến giới tính của đám Nhất đó: Nhất thật, Nhất giả, hay Nhất lửng lơ mặc cho chúng ngày đêm đốt cháy tầm nhìn của đất nước???
Thi Toán quốc tế rất nhiều giải Nhất nhưng đất nước vẫn thuộc diện nghèo nhất?
Một trong những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất nhưng gạo bị ép giá rẻ nhất?
Giá ô tô đắt nhất nhưng đường xá tồi tệ nhất, tai nạn giao thong nhiều nhất?
Lương gần như thấp nhất nhưng tỷ lệ dân chúng chịu chi chơi hàng hiệu cao ngất?
Viêt Nam thuộc nhóm nước chi cho giáo dục nhiều nhất nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường không làm được việc chắc gần nhất?
Thế đấy, và mỗi ngày, đám báo chí vẫn không ngừng phục vụ, chiêu đãi nhu cầu AQ tinh thần cho một bộ phận đông đảo dân chúng “đang ngủ” bằng một nổi lẩu Nhất (không phải Nhất Ly nhé!!!)
Nếu giả sử mỗi chúng ta là một con số, thì điều tồi tệ nhất không phải là ta là số âm hay số dương, mà tệ nhất là không biết giá trị đích thực mình là số mấy, không biết mình đang đứng ở đâu trong cả dãy số.
Một con người không biết mình đang đứng ở đâu, anh ta sẽ không thể biết đi về đâu.
Một đất nước không tự biết mình đang như thế nào, một ngày nào đó sẽ mất hết lòng tự hào.
Gần đây, nước ta lại còn nhăm nhe soán ngôi một số cái Nhất của người anh em Bắc Triều Tiên, có người còn mơ “bao giờ ta mới được như họ”. Chết thật, “anh em” mà chẳng biết nhường nhịn nhau. Thằng em phương Bắc nó còn có mỗi cái “Quốc gia Chí Phèo nhất và dân khổ nhất thế giới” mà cũng đòi đua tranh với nó. Tội!
Giá như có một ngày nào đó, những cái Nhất của Việt Nam được dọn lên bàn tiệc, tôi sẽ chỉ xin được gắp ba món:
Việt Nam là đất nước dân chủ nhất.
(Có dân chủ nhất tự nhiên sẽ có văn minh nhất)
Việt Nam là đất nước ít tham nhũng nhất
(Ít tham nhũng nhất rồi sẽ có ngày giàu có nhất)
Và người Việt Nam đoàn kết, yêu thương nhau nhất.
(Đoàn kết nhất chắc chắn sẽ vững mạnh nhất)
Cơ mà thôi, gắp được ba món ấy có khi tôi lại trở thành Kẻ hoang tưởng nhất thế giới, hihi!
Vậy thôi xin, đừng là Nhất nữa, Việt Nam ơi!